Xây dựng thương hiệu dễ dàng như Jeff Bezos

Tháng Tư 24, 2019by VinhKhang0
tuvanthuanthanh_JeffBezos.jpg

Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, đã xây dựng nên một trong những thương hiệu giá trị nhất trên thế giới. Thu nhập của ông trong 1 phút có khi bằng cả năm của người thường, nên hẳn là điều gì ông làm cũng có nhiều phần đúng.

Ông cũng không ngần ngại khi tiết lộ mình đã thành công như thế nào. Câu nói tôi thích nhất từ ông trông giống như công thức của sự thành công.

“Bạn, người sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ, phải hiểu rõ khách hàng, có tầm nhìn và thích những gì mình bán. Sau đó, thử nghiệm và nghiên cứu mới có thể giúp bạn tìm ra các điểm mù của mình.”

Tôi sẽ tách câu nói ra thành 3 vế quan trọng chính như sau:

“Bạn phải hiểu khách hàng”

Vấn đề lớn nhất hiện tại là mặc dù có rất nhiều dữ liệu, chúng ta lại càng ngày càng không hiểu khách hàng. Họ là ai, họ muốn gì, có nỗi sợ và khao khát nào, tại sao họ lại chọn thương hiệu này, tại sao không… Dù có nhiều dữ liệu, tâm lý học hay những phương pháp truyền thống hơn như khảo sát, phỏng vấn nhóm, chúng ta vẫn phải là người biết vận dụng hết những dữ liệu này để am hiểu và thấu cảm với khách hàng trước khi làm bất cứ chuyện gì. Chúng ta cần dữ liệu và insight vì hành động chỉ dựa trên cảm xúc cá nhân sẽ chỉ thu hút được những cá nhân giống ta.

Jeff Bezos. Ảnh: CNBC.

“Có tầm nhìn”

Chỉ mỗi dữ liệu sẽ không thể chỉ ra điều cần thay đổi. Ngay cả với sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI), con người vẫn là nhân tố để xác định được đâu là những cơ hội phát triển lớn hơn, mới mẻ hơn. AI có thể học lái một chiếc xe nhưng nếu không có định hướng từ con người thì sức mạnh của AI cũng chỉ bằng không. Bạn, người sở hữu thương hiệu, phải tạo ra được tầm nhìn cho thương hiệu, cách mà thương hiệu sẽ sinh lời.

“Sau đó, thử nghiệm và nghiên cứu mới có thể giúp bạn tìm ra được điểm mù của mình”

Một khi bạn đã có tầm nhìn, bạn cần lập ra kế hoạch để thực thi được tầm nhìn đó một cách hiệu quả. Điều này đưa chúng ta trở lại với thử nghiệm và insight khách hàng. Chúng ta đều có điểm mù nhất định. Nếu chúng ta không có hệ thống giúp xác định được những điểm mù này, rắc rối sẽ là điều không tránh khỏi. Điểm mù lớn nhất là cách khách hàng phản ứng với thương hiệu và các chiến dịch marketing. Những Insight tập trung vào sự đổi mới, ứng dụng sáng tạo để phát triển và thử nghiệm để giảm thiểu điểm mù trước khi tung ra sản phẩm. Nhưng vẫn còn một ẩn số lớn: đối thủ của bạn sẽ làm gì và nó sẽ ảnh hưởng thương hiệu của bạn như thế nào?

Đối với tôi, câu trích dẫn này nhấn mạnh chính xác cách mà insight tạo ra sự phát triển của thương hiệu. Insight tốt giúp bạn tìm ra những điểm chung, từ đó tạo ra những giá trị thương hiệu hấp dẫn đối với số đông khách hàng. Ngoài ra, insight giúp chúng ta xác định được những điểm mù, những điều chúng ta đơn giản là không biết hoặc không tiên đoán được, ví dụ như cách khách hàng tiềm năng sẽ phản ứng với thương hiệu ra sao và độ hiệu quả của kế hoạch marketing như thế nào so với đối thủ. Trừ khi chủ sở hữu thương hiệu dành thời gian để hiểu cơ hội nằm ở đâu, tiền bạc sẽ bị lãng phí mà sự phát triển khó có thể tới được

Bạn nghĩ sao về câu trích dẫn này từ Jeff Bezos?.

Diệu Uyên / Brands Vietnam
Nguồn: Kantar Millward Brown

VinhKhang


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Call Now Button