Startup – CEO lựa chọn Cofounder như thế nào?

Tháng Mười Hai 16, 2018by VinhKhang0
10440797_10152526240276248_3548841262760436605_n.jpg

Hôm qua tôi chia sẻ bài: “CEO khi kiếm cổ đông, hãy chọn lựa kỹ, kẻo có lúc… đắm tàu” – https://goo.gl/wKCDfZ thấy được mọi người quan tâm quá. Lại có người còn ứng tình huống vào thân. Vì thế sáng nay tôi xin hầu tiếp anh chị em một tình huống khác tương tự. Dĩ nhiên nó là tình huống thật. Tôi có may mắn nên được thấy.

Chuyện kể rằng, hồi đó có một cậu thanh niên trẻ, đi du học về. Cậu hăm hở theo tiếng gọi của phong trào “Startup”, mang thân mình đi mở công ty. Lĩnh vực dẫn thân là lĩnh vực về công nghệ. Với những gì được đào tạo (chuyên ngành quản trị tại nước ngoài) và mối quan hệ sẵn có, nên cậu nhắm tới thị trường nước ngoài.

Tiếc thay, cậu chỉ có mỗi tấm thân còn vốn thì không và dĩ nhiên kỹ thuật cũng không. Vì thế rất khó mở công ty. Để giải quyết 2 bài toán này, chàng thanh niên đã:
– Viết dự án kêu gọi vốn đầu tư
– Tìm cách kêu gọi 2 người bạn (lớn tuổi) về cùng mở công ty

Cả 2 việc thành công. CEO đã kêu gọi được một số tiền đầu tư đủ để duy trì công ty trong 6 tháng và rủ được 2 người bạn. Mọi việc suôn sẻ. Thời gian thắm thoắt thoi đưa, 4 tháng trôi qua và công ty chuẩn bị hòa vốn. Công ty bắt đầu sốt sình sịch có dấu hiệu mắc bệnh.

2 người bạn cùng về mở công ty đưa ra một số yêu cầu: chia cổ tức. Sao khi công ty vừa hòa vốn thì 2 người bạn lại dở chứng như vậy? Hóa ra khi đi xin vốn, thanh niên CEO đã đàm phán tỷ lệ cổ phần theo số vốn với các nhà đầu tư. Còn 2 người bạn, CEO chỉ đưa ra lời hứa “chúng ta cùng mở công ty và làm chủ”. Dự tính trong đầu của CEO là sẽ chia số cổ phần của mình ra thành 3 rồi chia lại cho 2 người anh em khi công ty ổn định.

Cơ sự của những căn bệnh về cofounder nằm ở chỗ không rõ ràng ngay từ đầu. Không rõ ràng do thiếu “thuốc trị” (kiến thức). Thuốc tôi đã đưa trong bài “CEO khi kiếm cổ đông..” ở trên. Chúng ta dùng SOP với những điều kiện, quyền lợi và cách tính tỷ lệ cổ phần cụ thể.

Việc đưa ra tiêu chí để tính phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, nhưng thường có:
– Vốn
– Sức (lương)
– Công nghệ/ kỹ thuật/ bản quyền
– Tài sản
– Quan hệ
Tùy thế mạnh của từng cofounder, chúng ta sẽ góp để mở công ty. Người có vốn góp vốn, người có sức góp sức, người có công nghệ góp công nghệ…

Tiếp theo, sau tiêu chí là thống nhất tỷ trọng hay mức độ quan trọng của tiêu chí. Việc này cũng dựa theo thỏa thuận. Ví dụ:
– Vốn x 4
– Sức (lương) x 2
– Công nghệ/ kỹ thuật/ bản quyền x 1
– Tài sản x 1
– Quan hệ x1

Thống nhất xong, nếu đưa ngay vào áp dụng sẽ có nhiều tình huống phát sinh. Ví dụ như sẽ có “cá mập” thâu tóm bằng cách góp với số vốn lớn nhưng thực tế thì số vốn đó chỉ trên giấy vì công ty chưa thể có khả năng sử dụng hết số vốn đó hoặc có những yêu cầu ngặt nghèo về chi tiêu của “cá mập”. Do đó cần thêm có điều khoản : Số vốn góp chỉ được tính khi vốn đó được chuyển đổi (chi tiêu thực). Đồng nghĩa với việc : Vốn phải được chi tiêu, tài sản phải được sử dụng, công nghệ phải được áp dụng, quan hệ phát sinh tác dụng, sức đã được đổi ra lương. Để những điều kiện này chuyển hóa, chúng ta cần thời gian. Do đó mới có thêm điều khoản : Thời gian để tính tỷ lệ cổ phần (lần 1): sau 12 tháng từ lúc khởi động dự án (công ty).

Mặc dù hay như vậy nhưng SOP chỉ là 1 công cụ và vẫn có vấn đề xảy ra. Tức bệnh chưa được phòng một cách hoàn toàn. Để tốt nhất, CEO trước khi tìm cộng sự nên hiểu được bản thân mình. Việc hiểu bản thân sẽ giúp CEO tìm được người đồng điệu. Hiểu bản thân tức trả lời được những câu hỏi sau :

1. Tôi có tính cách/ phẩm chất/ năng lực gì ?
2. Triết lý sống của tôi như thế nào ?

Rồi tiếp đến là :
3. Tôi sinh ra tổ chức này để làm gì ?
4. Tổ chức này sẽ như thế nào sau 5/10/15 năm nữa ?
5. Để được như vậy tổ chức sẽ phải làm gì ?
6. Điểm tự hào (giá trị lõi) về sản phẩm tôi có là ?

Trả lời được những câu hỏi này, CEO không chỉ giải quyết được bài toán ở trên mà còn chuẩn bị để giải quyết khá nhiều bài toán khác như : “Niềm Hạnh phúc lớn nhất là đưa được Tính cách của Người sáng lập vào trong công ty, trở thành Đặc tính của công ty” – https://goo.gl/fSQBuA hay “CEO nên chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn ứng viên?” – https://goo.gl/aEnBxM Không những vậy, việc trả lời 6 câu hỏi trên chính là bước đầu tiên của quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Sau khi có được 6 câu trả lời trên, chúng ta chỉ cần tìm các cộng sự phù hợp với > 50% là quá đủ rồi.

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Nguyễn Hùng Cường | kinhcan24
HRM consultant at Blognhansu.net.vn

Nguồn: Quản Trị và Khởi Nghiệp

VinhKhang


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Call Now Button