Làm thế nào để tạo ra một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn?
Các thương hiệu lớn tạo ra một mối liên hệ cảm xúc với thị trường của họ. Và trong thế giới số ngày nay, điều này có thể trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.
Mong đợi của khách hàng về thương hiệu đang thay đổi và chúng ta đang trải qua một sự chuyển dịch lớn trong cách chúng ta mang tới trải nghiệm thương hiệu.
Một số thương hiệu sẽ không thể sống sót.
Nhưng hiện tại vẫn còn là sớm trong quá trình dịch chuyển này. Ngay cả khi bạn là một thương hiệu theo “trường phái cũ” hoặc một thương hiệu theo mô hình doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B) truyền thống, bạn vẫn có thể phát triển trải nghiệm thương hiệu của mình để đáp ứng mong muốn luôn thay đổi của khách hàng bằng cách kết nối với cảm xúc của người mua.
Bằng cách giữ tính xác thực.
Bằng cách hành động như một con người.
Bằng cách tạo ra một kỳ vọng cho những trải nghiệm mà bạn sẽ cung cấp. Và bằng cách giữ đúng những kỳ vọng này và đưa nó tới người tiêu dùng.
Và câu chuyện thương hiệu của bạn có thể giúp thiết lập kỳ vọng đó.
Tạo một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn
Hầu hết chúng ta đều biết những câu chuyện nằm đằng sau những thương hiệu công nghệ lớn mà chúng ta sử dụng ngày nay – Steve Jobs và Steve Wozniak với Apple; Sergey Brin và Larry Page với Google; Jeff Bezos với Amazon và Elon Musk với Tesla.
Dưới đây là một số những ví dụ khác về những câu chuyện hấp dẫn có thể đã quen thuộc với bạn:
Dollar Shave Club – một công ty trị giá hàng tỉ đô la đã được thúc đẩy bởi một câu chuyện thương hiệu hài hước và chân thật.
The Honest Company của Jessica Alba đã gây quỹ hàng trăm triệu đô-la vốn liên doanh cho công ty sản phẩm gia dụng không độc hại và được dẫn dắt với một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn.
Warby Parker đã thay đổi cách thức mọi người mua kính đeo mắt và chia sẻ câu chuyện của họ.
Blue Apron đang cố gắng thay đổi hệ thống thực phẩm của Hoa Kỳ.
Con người ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết, ngay cả trong mô hình doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B), và họ đang tự do lựa chọn đối tác làm ăn mà họ mong muốn.
Với những thương hiệu này, điều này hỗ trợ những điều quan trọng đối với họ.
Với những thương hiệu này, điều này làm cho họ cảm thấy thoải mái.
Với những thương hiệu này, điều này phù hợp với những giá trị mà họ đang xây dựng.
Bằng cách này, bạn không nhất thiết phải là thương hiệu tiêu dùng để có thể kết nối với khách hàng của mình. Thậm chí một nhà sản xuất máy công nghiệp 92 năm tuổi đang chia sẻ câu chuyện thương hiệu rất hấp dẫn về họ.
Thành lập từ năm 1925 từ sự sáp nhập giữa Công ty C.L. Best Tractor và Công ty Holt Manufacturing, Caterpillar hiện nay là một trong những thương hiệu công nghiệp dễ nhận biết nhất trên thế giới.
Nhưng trong quá khứ, công ty này không phải lúc nào cũng được người tiêu dùng dễ dàng nhận ra. Caterpillar đã phải thay đổi chiến lược marketing của họ vào năm 2015 để chia sẻ câu chuyện thương hiệu hiệu quả hơn. Họ đầu tư rất nhiều vào tiếp thị nội dung (content marketing) để truyền đạt câu chuyện của họ tới thị trường.
Viết câu chuyện thương hiệu của bạn
Khi bạn đang suy nghĩ về câu chuyện thương hiệu của mình, hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ về chủ đề câu chuyện của bạn. Ở cấp độ cao nhất, chỉ có một số ít chủ đề cho câu chuyện thương hiệu:
- Một sứ mệnh để hoàn thành một điều gì đó mang bản sắc đặc biệt.
- Vươn lên từ khó khăn để trở nên giàu có.
- Cái tốt chống lại cái ác.
- Sự trả thù.
- Tình yêu.
- Sự sinh tồn trong một môi trường mới.
- Một cá nhân đi ngược lại với xã hội.
Hầu hết các kịch bản phim và tiểu thuyết đều theo một trong những chủ đề trên. Nếu bạn là người khởi nghiệp hoặc điều hành một công ty tương đối mới, câu chuyện của bạn có thể là về người sáng lập công ty và về những điều họ mong muốn thay đổi. Nếu bạn là một thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường, câu chuyện của bạn có thể phản ánh các giá trị mà công ty đã xây dựng được, hoặc những thứ mà công ty đang khao khát tạo ra sự thay đổi.
Hãy suy nghĩ về tính cách và định vị của thương hiệu sau đó viết tóm lược ngắn gọn các ý tưởng cho câu chuyện thương hiệu. Sau đó hãy nhìn vào bản tóm tắt đó và xem xét những yếu tố như:
Sự tin cậy: Tại sao bạn đủ năng lực để bán sản phẩm này?
Sự khác biệt: Tại sao bạn KHÁC BIỆT với những đơn vị khác cùng bán loại sản phẩm này? (Hãy tích cực và trung thực khi trả lời câu hỏi này)
Mục đích: Lý do bạn lại muốn kinh doanh? Bạn đang muốn tạo ra sự khác biệt hoặc tác động gì? (Hãy thêm vào nhiều cảm xúc nhất có thể. Mọi người muốn biết bạn quan tâm tới điều gì)
Cốt truyện và tính cách: Điều gì làm cho câu chuyện của bạn đáng để được lắng nghe? Điều gì sẽ thu hút khách hàng ở mức độ cá nhân?
Những câu chuyện thương hiệu đáng nhớ sẽ mang đến cho bạn những điều bất ngờ, thách thức bạn và tấn công bằng một chuỗi những giá trị cảm xúc. Chúng có thể truyền đạt tính cách của bạn, chia sẻ những gì bạn đại diện, đặt ra kỳ vọng và truyền đạt giá trị của bạn.
Câu chuyện thương hiệu của bạn có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm thương hiệu. Nó không phải là một mẩu quảng cáo hay các sự thật nhàm chán.
Đó là một yếu tố đầy quyền lực trong chiến lược thương hiệu của bạn.
Linh Vu Thuy / marketingmo.com
* Nguồn: BrandDance