Cơ chế hoạt động của Google Analytics
Google Analytics là một công cụ cho phép người dùng đánh giá, thống kê, phân tích website và hoạt động marketing online của họ. Thông qua Google Analytics, doanh nghiệp có thể hiểu thêm về hành vi khách hàng, điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chỉ biết cài đặt chứ không biết cơ chế hoạt động của Google Analytics như thế nào. Hãy cùng tham khảo trong bài viết này nhé.
Thu thập dữ liệu:
Để thu thập được các thông tin về người dùng, Google Analytics sử dụng một đoạn mã Java Scripts, đó là lý do vì sao khi cài đặt, chúng ta phải thêm một đoạn mã vào website của mình. Sử dụng Cookie trong trình duyệt của người dùng, công cụ này sẽ thống kê các đặc tính cơ bản như: vùng địa lý, giới tính, tuổi tác, ngôn ngữ, bạn duyệt website bằng laptop, máy tính bảng hay di động, hệ điều hành nào … Sau khi thu thập, các dữ liệu này sẽ được gửi trực tiếp lên kho dữ liệu của Google.
Xử lý thông tin:
Khi đến bước này, GA tiếp nhận hàng loạt thông tin lộn xộn với hàng tỉ thứ liên quan tới website. Vì vậy, GA sẽ phải xử lý những thông tin thô này thành thông tin có thể sử dụng và thực sự cần thiết rồi sau đó đóng gọi lại cẩn thận.
Cấu hình:
Tiếp đó, thông tin nguyên bản của GA sẽ được tích hợp với các cấu hình, cài đặt (Bộ lọc – Filter) do bạn thiết lập và xuất ra các kết quả phù hợp. Một lưu ý mà bạn cần nhớ đó là một khi thông tin được xử lý và lưu trong database, thông tin sẽ không thể thay đổi được. Vì vậy hãy cẩn trọng trong việc thiết lập Bộ lọc (Filter).
Báo cáo thông tin:
Đến giai đoạn cuối cùng, GA sẽ xuất dữ liệu, trình bày thông tin dưới dạng báo cáo mà bạn vẫn thấy thường ngày. Đó là toàn bộ bốn giai đoạn về cách hoạt động của Google Analytics.
Trên đây là những cơ chế hoạt động của Google Analytics, mong rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn sâu và rộng hơn về nó.
Nguồn: fff.com.vn