Tháng Ba 23, 2025
2d5e2fd89fa52ffb76b4.jpg

Để duy trì sức cạnh tranh toàn cầu, Ủy ban châu Âu (EC) lên kế hoạch tận dụng 10.000 tỷ euro tiết kiệm của người dân vào đầu tư.

Kế hoạch vừa được EC công bố gọi là chiến lược Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU). Đây được cho là sáng kiến nhằm cải thiện các hệ thống tài chính EU, điều hướng dòng tiền tiết kiệm vào các khoản đầu tư sản xuất.

SIU đóng vai trò như một hệ sinh thái tài chính, giúp huy động vốn cho các mục tiêu chiến lược. Theo báo cáo Competitiveness Compass, khả năng ứng phó của châu Âu trước các thách thức hiện tại – bao gồm biến đổi khí hậu, chuyển đổi công nghệ nhanh chóng và địa chính trị bất ổn – đòi hỏi nguồn đầu tư đáng kể.

Báo cáo ước tính EU sẽ cần thêm 750-800 tỷ euro mỗi năm từ nay đến 2030 để duy trì sức cạnh tranh, theo kịp Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, ngân sách công không đủ đáp ứng. Do đó, châu Âu cần huy động thêm nguồn lực xã hội, vốn đang không thiếu. Mỗi năm, các hộ gia đình châu Âu tiết kiệm 1.400 tỷ euro, gần gấp đôi con số 800 tỷ USD tại Mỹ.

Đến nay, người dân châu Âu đang gửi khoảng 10.000 tỷ euro tại các nhà băng. Ủy viên Dịch vụ Tài chính EU Maria Luis Albuquerque nói hiện quá ít công dân của khối nhận lãi xứng đáng từ số tiền tiết kiệm của họ. “Đây là điều đáng tiếc và gây thiệt hại cho tất cả chúng ta”, bà tuyên bố.

Vì vậy, bằng cách phát triển thị trường vốn tích hợp, song song với hệ thống ngân hàng, SIU có thể kết nối hiệu quả giữa tiết kiệm và đầu tư. EC cho rằng SIU sẽ mở ra cơ hội giúp công dân tối ưu hóa lợi nhuận, thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng an toàn nhưng lợi nhuận thường thấp hơn so với đầu tư vào thị trường vốn.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư mang lại lợi ích kép. “Các hộ gia đình sẽ có nhiều cơ hội đầu tư an toàn hơn vào thị trường vốn và gia tăng tài sản của mình. Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn để đổi mới, mở rộng và tạo thêm nhiều việc làm tốt ở châu Âu”, bà đánh giá.

Hôm 20/3, tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố khối cần nỗ lực hơn nữa để tăng cường sức cạnh tranh, trước lo ngại rằng có thể tụt hậu so với Mỹ và các đối thủ toàn cầu trong cuộc đua công nghệ, nếu không có các quyết sách nhanh chóng và đầu tư quy mô lớn. Một trong các phương án nâng cao năng lực cạnh tranh được đề ra trong dự thảo tuyên bố chung của hội nghị là khuyến khích người tiêu dùng đầu tư vào nền kinh tế thực thay vì gửi tiền trong ngân hàng.

Với SIU, EC dự kiến đặt trọng tâm trong việc tìm cách chuyển một phần tiền tiết kiệm của người dân sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn, đặc biệt là để chuẩn bị cho giai đoạn hưu trí.

Song song đó, EU sẽ tận dụng Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và các ngân hàng phát triển quốc gia để thu hút nhà đầu tư tư nhân vào các dự án kinh tế trọng điểm. Đồng thời, xóa bỏ rào cản khiến các công ty bảo hiểm, ngân hàng và quỹ hưu trí gặp khó khăn khi đầu tư vào cổ phiếu.

SIU còn đặt mục tiêu giảm các rào cản pháp lý và giám sát đối với hoạt động xuyên biên giới, giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô trên toàn EU. “Các công ty châu Âu chưa thể tận dụng lợi thế của thị trường chung, điều này gây tốn kém và làm giảm sức cạnh tranh của EU,” bà Albuquerque nhận định.

Dù vậy, SIU cũng vấp phải phản ứng từ các bên liên quan. Thierry Philipponnat, Kinh tế trưởng của Finance Watch cho rằng kế hoạch chỉ là sự “đóng gói lại” các mục tiêu chưa hoàn thành của Liên minh Thị trường Vốn năm 2020.

“Vốn tư nhân không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu đầu tư khổng lồ của châu Âu, đặc biệt trong lĩnh vực khí hậu. Nếu không có sự điều chỉnh trong tài chính công, SIU sẽ khó đạt hiệu quả”, Philipponnat cảnh báo.

Ngược lại, Liên đoàn Ngân hàng châu Âu (EBF) đánh giá cao SIU, cho rằng kế hoạch này rộng hơn nhiều so với Liên minh Thị trường Vốn. “Mục tiêu chính của SIU là khuyến khích người dân tiếp tục đầu tư vào thị trường tài chính vì tương lai của họ, đa dạng hóa danh mục và đảm bảo lợi nhuận tốt hơn trong dài hạn cho giai đoạn hưu trí,” Sébastien de Brouwer, Phó giám đốc EBF nói với Euronews.

EC cho hay các hành động trong chiến lược SIU sẽ tiếp tục được phát triển trong thời gian tới, với sự tham vấn các bên liên quan. Những biện pháp có tác động lớn nhất đến năng lực cạnh tranh của EU sẽ được ưu tiên triển khai trong năm 2025.

Việc thực hiện SIU sẽ dựa trên cả biện pháp lập pháp và phi lập pháp, cũng như các sáng kiến từ các quốc gia thành viên, theo EC. Ủy ban sẽ công bố báo cáo đánh giá giữa kỳ về tiến độ thực hiện SIU vào quý II/2027.


Tháng Ba 18, 2025

Để phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể xem xét áp dụng mức thuế suất thu nhập cá nhân 15-20% với tài sản thừa kế lớn.

Thu nhập từ thừa kế, chuyển nhượng bất động sản giữa những người trong gia đình (vợ chồng, cha mẹ, con cái) đang được miễn thuế. Việt Nam cũng chưa có Luật Thuế tài sản.

Tại hội thảo về thuế thu nhập cá nhân do Báo Lao động tổ chức ngày 14/3, PGS.TS Phan Hữu Nghị, Phó Viện trưởng Ngân hàng – Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết theo thông lệ quốc tế, phần lớn các nước đều áp thuế với thừa kế nhằm đảm bảo công bằng và tránh thất thu ngân sách.

Xu hướng hiện nay của các nước là tách riêng quản lý thuế với giới siêu giàu. Ông Nghị cho rằng Việt Nam cũng cần nghiên cứu quản lý và dịch chuyển tài sản của giới siêu giàu. Bởi, theo chuyên gia này, nhóm siêu giàu chiếm số ít nhưng lại sở hữu phần lớn tài sản trong xã hội và các tài sản có giá trị lớn.

“Để điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế, có thể xem xét áp dụng mức thuế suất 15-20% với tài sản thừa kế lớn”, ông Nghị đề xuất, cho biết mức này tương tự thuế suất áp dụng ở một số quốc gia phát triển.

Báo cáo Thịnh vượng do hãng tư vấn bất động sản Knight Frank (Anh) công bố năm ngoái dự báo đến 2028, dân số siêu giàu tại Việt Nam sẽ đạt 978, cao hơn khoảng 30% so với năm qua và nằm trong top 5 tăng nhanh tại châu Á – Thái Bình Dương, dẫn trước Hàn Quốc, Hong Kong, và Singapore. Theo định nghĩa của Knight Frank (Anh), người siêu giàu là cá nhân có tài sản ròng (đã trừ các khoản vay) từ 30 triệu USD trở lên – tương đương gần 740 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại – bao gồm cả bất động sản mà họ đang cư trú.

Cùng với đó, ông Phan Hữu Nghị cũng cho rằng nhà điều hành cần có ngưỡng giá trị để miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất thấp với các tài sản có giá trị nhỏ, không lớn. Việc này để tránh tác động đến những hộ gia đình không thuộc nhóm thu nhập cao nhưng có tài sản thừa kế cho tặng

 PGS.TS Phan Hữu Nghị, Phó Viện trưởng Ngân hàng – Tài chính phát biểu tại hội thảo, ngày 14/3. Ảnh: Báo Lao động

Hiện, một số quốc gia áp dụng chính sách ưu đãi thuế với người thừa kế đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ hoặc người thân trong nhiều năm. Theo ông Nghị, nếu Việt Nam áp dụng chính sách này, người thừa kế có thể được giảm xuống mức thuế suất còn từ 5-10%. Hoặc nhà điều hành có thể miễn thuế hoàn toàn trong một số trường hợp đặc biệt như người già yếu, người khuyết tật….

“Việc mở rộng cơ sở thuế và đối tượng nộp thuế với thu nhập từ thừa kế và quà tặng giúp đảm bảo công bằng trong hệ thống thuế, hạn chế tình trạng lách thuế, tích lũy tài sản bằng mọi cách cho thế hệ sau”, ông Nghị nói. Ông cũng cho rằng việc này sẽ giúp tăng nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo sự minh bạch trong khai báo tài sản.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế – Trọng tài viên, trung tâm trọng tài Quốc tế VIAC cũng đề xuất mở rộng đánh thuế thu nhập từ quà tặng, thừa kế thêm các khoản thu nhập khác, gồm tiền mặt, các tài sản có giá trị để đảm bảo mục tiêu điều tiết của sắc thuế này.

Ở góc độ khác, TS. Nguyễn Ngọc Tú (Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) lại cho rằng đánh thuế thu nhập với tài sản thừa kế, cho tặng ở thời điểm này chưa cần thiết.

Ông Tú cho rằng việc nộp thuế thu nhập với tài sản cho tặng, thừa kế là thói quen, lẽ đương nhiên với các nền kinh tế phát triển. Bởi, các nước này có chế độ an sinh tốt, người dân được Chính phủ hỗ trợ nhiều mặt. Chẳng hạn, công dân đủ 18 tuổi đi học đại học hoặc học nghề được vay vốn đóng học phí (không phải thế chấp). Khi ra trường, họ được trả lương ở mức cao, mua nhà trả góp được ưu đãi lãi suất thấp, cho vay tới 70% giá trị căn nhà.

“Người trưởng thành ở các nước này độc lập cao, ít lệ thuộc vào bố mẹ hay gia đình. Vì vậy, khi được cho tặng, thừa kế tài sản, họ phải nộp thuế thu nhập, dù mức thuế suất khá cao”, ông Tú lý giải.

Ngược lại, theo ông, Việt Nam xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, các hình thức cho tặng, thừa kế tài sản đã trở thành nét văn hóa truyền thống. Nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ thường xuyên chăm lo cho con cháu sớm an cư lạc nghiệp, dù khó khăn cũng không bao giờ bán đi tài sản, đất đai tổ tiên để lại…

Cũng theo chuyên gia này, việc cho tặng, thừa kế tài sản ở Việt Nam thực chất chỉ là sự chuyển dịch giữa các thành viên trong gia đình, chưa phát sinh mua bán, chuyển nhượng trên thị trường.

“Vì vậy, hệ thống pháp luật nên tôn trọng đặc trưng văn hóa dân tộc về vấn đề sở hữu, thừa kế tài sản, chưa cần thiết đánh thuế thu nhập vào thời điểm này”, ông nói thêm.

Thuế thu nhập cá nhân đem lại nguồn thu cao thứ ba trong hệ thống thuế, sau VAT và thu nhập doanh nghiệp. Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước lần đầu vượt 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, thuế thu nhập cá nhân ước đạt 189.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước đó. Tỷ trọng loại thuế này chiếm hơn 9,3% trong tổng thu ngân sách Nhà nước, tăng từ mức 5,3% vào 2011.

Nêu quan điểm trước đó, Bộ Tài chính cho biết Việt Nam đang không tính thuế thu nhập cá nhân với một loại tài sản thừa kế như nhiều nước áp dụng.

Chẳng hạn, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đánh thuế thừa kế, quà tặng theo giá trị, gồm tài sản và tiền mặt. Tại Thái Lan, tài sản chịu thuế thừa kế gồm bất động sản, chứng khoán, tài sản tài chính, tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc các loại tiền khác có tính chất tương tự. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan quy định đánh thuế cá nhân với tất cả tài sản được thừa kế. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất rà soát, nghiên cứu bổ sung quy định về thu nhập từ thừa kế, quà tặng tại Luật Thuế thu nhập cá nhân cho phù hợp với thực tế.

Dự kiến, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) tại kỳ họp cuối năm nay, thông qua tại kỳ họp vào tháng 5/2026.


Tháng Ba 14, 2025
z6404910954669_3067e03add12c2b74bf04da02465202b.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và Singapore. Đây là chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước ASEAN.

Ý nghĩa lịch sử của chuyến thăm Indonesia

Chuyến thăm lần này là cột mốc quan trọng khi Việt Nam đồng thời nâng cấp quan hệ với Indonesia và Singapore lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Việt Nam cũng trở thành quốc gia duy nhất trong ASEAN có quan hệ đặc biệt này với cả hai nước.

Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Ban Thư ký ASEAN, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với khu vực.

Thành công của chuyến thăm Indonesia

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định chuyến thăm đã đạt được mọi mục tiêu đề ra. Các nước đều dành sự đón tiếp trọng thị. Đồng thời bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học – công nghệ và chuyển đổi số.

Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp vào sự đoàn kết và tự cường của ASEAN, hướng tới Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và các kế hoạch hợp tác chiến lược từ năm 2026.


Tháng Ba 11, 2025

Mỹ suy thoái đẩy chứng khoán lao dốc

Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua một phiên giao dịch đầy biến động khi nguy cơ Mỹ suy thoái ngày càng hiện rõ. Chỉ số Nasdaq Composite lao dốc 4%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2022, trong khi S&P 500 mất 2,7% – đánh dấu phiên giảm mạnh nhất năm nay.

Thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực

Chốt phiên 10/3, các chỉ số lớn trên thị trường đều giảm mạnh:

  • S&P 500 giảm 2,7% còn 5.614 điểm – thấp nhất trong 6 tháng qua.
  • Nasdaq Composite mất 4%, ghi nhận phiên tồi tệ nhất trong 18 tháng.
  • DJIA giảm 2%, lùi về 41.911 điểm.

Từ mức đỉnh gần nhất, S&P 500 đã mất 8,7%, trong khi Nasdaq Composite giảm gần 14%. Đặc biệt, các cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng nghiêm trọng:

  • Tesla giảm 15%, mức giảm mạnh nhất kể từ 2020.
  • Alphabet, Meta mất hơn 4%.
  • Nvidia, Palantir lần lượt giảm 5% và 10%.

Những lo ngại về nguy cơ Mỹ suy thoái

Trong cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 9/3, Tổng thống Mỹ không loại trừ khả năng Mỹ suy thoái do các chính sách kinh tế mới. Ông nhấn mạnh rằng đất nước đang trải qua giai đoạn chuyển đổi lớn, nhưng “không thể chỉ quan tâm đến thị trường chứng khoán”.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cũng cảnh báo nền kinh tế có thể trải qua “giai đoạn thải độc” khi chính quyền mới giảm chi tiêu.

Giá vàng giảm nhưng vẫn tiềm ẩn cơ hội tăng

Nguy cơ Mỹ suy thoái Giá vàng giảm nhưng vẫn tiềm ẩn cơ hội tăng
Nguy cơ Mỹ suy thoái Giá vàng giảm nhưng vẫn tiềm ẩn cơ hội tăng

Sự bất ổn của nền kinh tế khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn. Tuy nhiên, chốt phiên 10/3, giá vàng giao ngay giảm 22 USD xuống còn 2.888 USD/ounce do lực bán chốt lời.

Theo chuyên gia Jim Wyckoff tại Kitco Metals, giá vàng có thể tiếp tục tăng nếu các yếu tố vĩ mô yếu hơn dự báo. Chiến tranh thương mại và nguy cơ Mỹ suy thoái có thể hỗ trợ kim loại quý trong dài hạn.

Nhà đầu tư theo dõi chỉ số lạm phát

Tuần này, Mỹ sẽ công bố các chỉ số kinh tế quan trọng như Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)Chỉ số giá sản xuất (PPI). Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho biết họ sẽ theo dõi ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu mới lên lạm phát. Hiện tại, nhà đầu tư đang đặt cược vào khả năng Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 6.

Kết luận nguy cơ Mỹ suy thoái 

Tình trạng bất ổn của thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục gia tăng khi nguy cơ Mỹ suy thoái trở nên rõ ràng hơn. Nhà đầu tư cần theo dõi sát sao các chính sách kinh tế và các chỉ số vĩ mô để đưa ra quyết định phù hợp trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.

Nguồn Tham Khảo:

Xem thêm các bài khác tại:


Tháng Ba 9, 2025

Tháng 2, không có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào diễn ra, theo dữ liệu của VBMA.

Thông tin trên được Hiệp hội thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC).

Trong tháng trước đó, có 4 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng trị giá 5.554 tỷ đồng. Theo VBMA, trong tháng 2, các doanh nghiệp mua lại 2.592 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 58% so với cùng kỳ 2024. Ước tính 10 tháng còn lại của năm nay, khoảng 192.267 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Trong đó, phần lớn là trái phiếu bất động sản với 107.235 tỷ đồng, tương đương 54%.

Về tình hình công bố thông tin bất thường, có 1 mã trái phiếu chậm trả lãi 39 tỷ đồng trong tháng 2.

Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 2 đạt 73.491 tỷ đồng. Tương ứng, bình quân đạt 3.675 tỷ đồng mỗi phiên, giảm 22% so với tháng trước.

Về kế hoạch phát hành sắp tới, Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDB) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu ra công chúng trong quý I&II với tổng giá trị tối đa 10.000 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn từ 7-8 năm và lãi suất thả nổi.

Chứng khoán VNDirect cũng dự kiến phát hành trái phiếu riêng lẻ, chia 2 đợt trong năm với tổng giá trị tối đa 2.000 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn tối đa 3 năm với lãi suất kỳ đầu 8,3% mỗi năm.

Năm ngoái, thị trường trái phiếu ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ với tổng giá trị phát hành mới đạt khoảng 444.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Giới chuyên môn dự báo thị trường trái phiếu doanh nghiệp dự kiến đạt mức tăng trưởng hai con số năm nay.

Theo ông Nguyễn Quang Thuân – CEO, FiinRatings – động lực tăng trưởng cao năm nay đến từ các ngân hàng, công ty tài chính, bất động sản nhà ở, năng lượng và hạ tầng.

CEO FiinRatings cho rằng sự minh bạch của thị trường đang được cải thiện nhờ các quy định mới được áp dụng. Cụ thể, các điều kiện phát hành chặt chẽ hơn với việc yêu cầu minh bạch thông tin và bắt buộc xếp hạng tín nhiệm trong một số trường hợp nhất định.


Tháng Hai 27, 2025
hsg-1740493643300926456712-6-0-346-650-crop-17404936569591648127243.jpg

Công ty của ông Lê Phước Vũ tính chi nghìn tỷ mua lại cổ phiếu HSG.

Công ty của ông Lê Phước VũTập đoàn Hoa Sen (HSG) đang lên kế hoạch chi nghìn tỷ đồng mua lại cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cổ đông. Theo tài liệu họp thường niên tháng 3, công ty dự kiến mua lại tối đa 30% cổ phần. Tương đương 186 triệu cổ phiếu, để ổn định giá trị doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động.

Tác động của việc mua lại 30% cổ phần đến cổ đông Hoa Sen

Theo tài liệu phiên họp thường niên tháng 3, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) sẽ trình cổ đông phương án mua lại từ 50 đến 100 triệu cổ phiếu. Hội đồng quản trị cũng có thể mở rộng quy mô mua lại lên 186 triệu cổ phiếu, tương đương 30% tổng số cổ phần, theo giới hạn của Luật Doanh nghiệp.

Lý do công ty của ông Lê Phước Vũ chi nghìn tỷ mua lại cổ phiếu

Đây là một biện pháp trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh. Khi giá cổ phiếu giảm sâu, việc mua lại sẽ giúp ổn định giá trị doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cổ đông.

Hoa Sen dự kiến sử dụng thặng dư vốn cổ phầnlợi nhuận sau thuế chưa phân phối để thực hiện giao dịch. Nếu tính theo thị giá hiện tại (17.750 đồng/cổ phiếu). Số tiền mà công ty có thể chi ra dao động từ 880 tỷ đến 3.300 tỷ đồng.

Thị trường tôn thép 2024 và những thách thức

Lãnh đạo Hoa Sen đánh giá, ngành tôn thép năm 2024 sẽ gặp nhiều thách thức. Nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm mạnh, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, chuyển giao quyền lực tại Mỹ có thể kéo theo chiến tranh thương mại, ảnh hưởng đến xuất khẩu tôn thép của Việt Nam.

Dự báo của Hoa Sen về thị trường

Hoa Sen đặt ra hai kịch bản tài chính cho niên độ 2024-2025:

🔹 Kịch bản khả quan: Sản lượng tiêu thụ giữ nguyên, doanh thu đạt 38.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 500 tỷ đồng (giảm 3% so với năm trước).

🔹 Kịch bản thận trọng: Doanh thu giảm còn 35.000 tỷ đồng, lợi nhuận giảm 22%, còn lại 400 tỷ đồng.

Trong 3 tháng đầu niên độ, Hoa Sen ghi nhận doanh thu 10.221 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 165 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HSG dao động quanh 17.000-18.000 đồng, giảm hơn 30% so với mức cao nhất trong 12 tháng qua.

Kế hoạch phát triển Hoa Sen Home trong dài hạn

Năm 2022, ông Lê Phước Vũ từng kỳ vọng giá cổ phiếu HSG có thể đạt 100.000 đồng, nếu Hoa Sen thành công trong việc mở rộng Hoa Sen Home – hệ thống phân phối vật liệu xây dựng.

Công ty hiện đang tập trung phát triển Hoa Sen Home thành một pháp nhân riêng. Hoa Sen có thể tiến hành phát hành cổ phiếu và niêm yết Hoa Sen Home trên sàn chứng khoán.

📌 Nguồn tham khảo:
👉 https://nguoiquansat.vn

Đọc thêm:

VinhKhang



Tháng Hai 26, 2025

Tập đoàn Geleximco hợp tác cùng hai doanh nghiệp Trung Quốc xây nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô 400 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng tại tỉnh Thái Bình.

Thỏa thuận được Geleximco ký với Công ty Đầu tư công nghiệp Nguyên Tín và Công ty Công nghệ Bách Tấn (Trung Quốc) hôm 25/2. Mục tiêu của 3 bên là thành lập liên doanh cung cấp phụ tùng cho các nhà máy sản xuất ôtô tại Việt Nam.

Dự án được triển khai trên diện tích hơn 200 ha, khởi công năm 2026 và sản xuất vào tháng 10/2027, thu hút 2.000-3.000 lao động. Tổng vốn đầu tư của dự án nhà máy phụ tùng ôtô này khoảng 400 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng.

Chủ tịch Tập đoàn Geleximco Vũ Văn Tiền cho biết mong muốn đưa Thái Bình thành nơi sản xuất lớn nhất ngành ôtô khu vực phía Bắc. Vì vậy, thời gian qua họ tìm kiếm đối tác phù hợp để triển khai dự án.

Chủ tịch Tập đoàn Geleximco Vũ Văn Tiền phát biểu tại buổi ký kết, ngày 25/2. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình

Theo đó, Geleximco “bắt tay” cùng Nguyên Tín là công ty con của Tập đoàn quốc doanh GoldenSun tại Liêu Châu (Quảng Tây, Trung Quốc). Công ty này đang hợp tác với các doanh nghiệp lớn như SAIC-GM-Wuling, LiuGong, China Railway Construction Corporation và cung cấp phụ tùng cho 2,4 triệu xe ôtô năm ngoái.

Còn Công ty Công Nghệ Bách Tấn chủ yếu tham gia vào thương mại các sản phẩm công nghiệp, có mạng lưới đối tác rộng lớn. Doanh nghiệp này cũng là một trong những đơn vị cung cấp các sản phẩm công nghiệp chất lượng cao tại khu vực.

Geleximco, tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, ra đời năm 1993. Sau hơn ba thập kỷ, doanh nghiệp của đại gia Vũ Văn Tiền trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành, đầu tư nhiều lĩnh vực, từ bất động sản, công nghiệp, năng lượng, thương mại – dịch vụ, cho tới tài chính. Tập đoàn này là chủ đầu tư của nhiều khu đô thị lớn, dự án chung cư, sân golf, nhà máy nhiệt điện, xi măng, giấy.

Tháng 4 năm ngoái, doanh nghiệp này tham gia vào ngành ôtô qua việc thành lập liên doanh với Tập đoàn Chery (Trung Quốc) để sản xuất và phân phối hai dòng xe Omoda & Jaecoo tại Việt Nam. Nhà máy này được đặt tại khu công nghiệp Hưng Phú, Thái Bình, dự kiến vận hành năm 2026, công suất giai đoạn 1 đạt 50.000 ôtô mỗi năm.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá năng lực đầu tư và công nghệ sản xuất và đề nghị liên doanh sớm triển khai dự án. Ông cho biết địa phương đang tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, tháo gỡ khó khăn, chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Theo VnExpress


Tháng Hai 24, 2025
z6346385004761_bfa4f857af87b3be6a6e6b710abee957-1280x731.jpg

Bộ Tài chính không ủng hộ miễn thuế thu nhập cá nhân vì cho rằng không phải mọi lao động làm việc tại trung tâm tài chính là đối tượng cần thu hút.

Trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng dự kiến được thành lập, vận hành năm nay. Tại dự thảo Nghị quyết thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cán bộ quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao tại khu vực này được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Nhóm đối tượng khác cũng có thu nhập cá nhân phát sinh tại các cơ quan quản lý hoặc thành viên trung tâm tài chính cũng được miễn thuế đến hết năm 2035. Trong các năm tiếp theo, Bộ đề xuất giảm thuế thu nhập cá nhân 50%.

Cơ quan này cho rằng việc miễn thuế thu nhập cá nhân là cần thiết để thu hút lực lượng các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao vào Việt Nam, khi đất nước cần thu hút các nhân tài vào lĩnh vực tài chính về xây dựng và vận hành trung tâm tài chính.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính không ủng hộ đề xuất trên của Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành không quy định ưu đãi thuế áp dụng cho các đối tượng cụ thể. Luật chỉ quy định miễn thuế với một số loại thu nhập nhằm mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. Bởi vậy, Bộ Tài chính đánh giá đề xuất miễn thuế cho cán bộ quản lý, nhà khoa học, chuyên gia trình độ cao làm việc tại trung tâm tài chính là chưa hợp lý và dàn trải. Bộ lập luận rằng “không phải tất cả người lao động làm việc tại trung tâm tài chính là đối tượng cần thu hút”.

Theo Bộ, quy định này làm giảm đi vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong việc thực hiện chính sách điều tiết, phân phối lại thu nhập, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội. “Chính sách ưu đãi (nếu có) cần được áp dụng chọn lọc, có trọng tâm hướng đến thu hút nguồn nhân lực trình độ cao trong một số lĩnh vực của nền kinh tế”, Bộ Tài chính góp ý.

Trước ý kiến trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết vẫn báo cáo cấp có thẩm quyền do các chính sách thuế đề xuất tại dự thảo được xây dựng dựa trên kinh nghiệm quốc tế về phát triển trung tâm tài chính. Trong đề án của Bộ Chính trị phê duyệt đã có các nội dung liên quan đến ban hành chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút các nhà đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao cho trung tâm tài chính.

Tại cuộc họp hôm 22/2 do Bộ Tư pháp tổ chức để thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính, đại diện Bộ Tài chính cho biết nhất trí phải có cơ chế ưu đãi vượt trội về thuế, phí cho trung tâm tài chính. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính để xác định mức ưu đãi theo định hướng của Đảng, Nhà nước và phù hợp với quy định về thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Văn bản Bộ Kế hoạch & Đầu tư gửi Bộ Tư pháp thẩm định và Bộ Tài chính nêu ý kiến được ký ngày 18/2 – một ngày trước khi Quốc hội bấm nút thông qua việc hợp nhất hai Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Hai đơn vị sẽ hợp nhất thành Bộ Tài chính từ 1/3.


Tháng Hai 23, 2025
33-1740183231-98-1740148732-an-do-ap-thue-voi-thep-viet-doanh-nghiep-thep-nao-it-bi-anh-huong-nhat-66e31134a15fb.jpg

Một số sản phẩm thép xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời khoảng 19,38-27,83%, áp dụng từ 8/3.

Năm ngoái, Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc trong giai đoạn từ 1/7/2023 đến 30/6/2024. Cuộc điều tra được khởi xướng sau khi cơ quan này nhận được yêu cầu từ hai doanh nghiệp đại diện ngành sản xuất trong nước là Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất và công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.

Ngày 21/2, Bộ Công Thương có Quyết định 460 về việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời với hàng hóa bị điều tra có xuất xứ Trung Quốc từ 19,38-27,83%, áp dụng từ ngày 8/3.

Trong khi đó, với hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ, kết quả điều tra cho thấy có hành vi bán phá giá nhưng do tỷ lệ nhập khẩu không đáng kể (dưới 3%). Vì vậy, hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ được loại khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.

Bộ Công Thương cho biết cơ quan này thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương trong quá trình điều tra vụ việc. Họ đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, đánh giá tác động từ hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu với sản xuất trong nước. Mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Ấn Độ và Trung Quốc cũng được xem xét kỹ lưỡng.

Theo số liệu hải quan, lượng nhập khẩu thép cán nóng từ Trung Quốc năm ngoái đạt 12,6 triệu tấn, tăng hơn 33% so với năm 2023. Đặc biệt, sau khi Bộ Công Thương ra quyết định khởi xướng điều tra vụ việc từ tháng 7/2024, lượng nhập khẩu thép cán nóng từ thị trường này vẫn tiếp tục gia tăng một cách đáng kể.

Do vậy, Bộ Công Thương xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Việc này nhằm ngăn chặn lượng nhập khẩu thép cán nóng gia tăng nhanh có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước thời gian tới.

Theo quy định, nhà điều hành sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập, xác minh thông tin và đưa ra kết luận cuối cùng. Việc này sẽ phải dựa trên cơ sở đánh giá tác động toàn diện của vụ việc.

Theo VnExpress


Tháng Hai 11, 2025
gold-2025-02-11T064645-426-173-4051-9647-1739231526.jpg

Nhu cầu trú ẩn trong căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục kéo giá vàng lên mức cao kỷ lục mới, tại 2.916 USD một ounce.

Chốt phiên giao dịch ngày 10/2, giá vàng thế giới giao ngay tăng 47 USD lên 2.907 USD một ounce. Sáng nay, giá tiếp tục lên cao, hiện chạm đỉnh mới tại 2.916 USD.

“Thuế nhập khẩu rõ ràng là động cơ cho sức tăng này. Nó phản ảnh sự bất ổn và căng thẳng trong thương mại toàn cầu”, Edward Meir – nhà phân tích tại Marex cho biết.

Giá vàng thế giới tăng mạnh trong phiên 10/2. Đồ thị: Kitco

Ngày 10/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế 25% với toàn bộ nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ, không có ngoại lệ. Tuần này, ông cũng dự kiến công bố thuế nhập khẩu đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ.

Các nhà kinh tế học lo ngại thuế nhập khẩu thổi bùng lạm phát Mỹ. Tuần này, Washington sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI). Nếu hai chỉ số này bất ngờ đi xuống, đồng đôla Mỹ sẽ chịu sức ép, giúp vàng tăng giá. Nhưng nếu ngược lại, vàng có thể giảm, dù không đáng kể do nhu cầu mua vàng hiện khá lớn, Meir dự báo.

Ngày 11 và 12/2, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ ra điều trần trước Quốc hội Mỹ. Nhà đầu tư cũng sẽ theo sát sự kiện này để có thêm manh mối về kế hoạch lãi suất của Fed.

Từ đầu tháng, giá vàng đã ghi nhận 7 phiên lập đỉnh mới, do thuế nhập khẩu của ông Trump. Các chính sách của ông làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng toàn cầu, chiến tranh thương mại, lạm phát cao, khiến nhà đầu tư tìm đến vàng để trú ẩn.

Phillip Streible – chiến lược gia thị trường tại Blue Line Futures cho biết đà tăng của vàng từ tháng 12 có thể khiến công ty này phải nâng dự báo giá thời gian tới lên 3.250-3.500 USD một ounce.

Ngoài vàng, các kim loại quý khác hôm qua cũng tăng giá. Bạc tăng 0,8% lên 32 USD một ounce. Bạch kim tăng 1,5% lên 990 USD và palladium lên thêm 2,1%, chốt phiên tại 985 USD.

Theo VnExpress


Call Now Button