Tháng Một 5, 2022
tuvanthuanthanh_review_marketing_tro_thu_cho_kinh_doanh_fb-e1644283449165.png

Theo thống kê của các khảo sát từ Yelp, Tripadvisor, có trên 70% thực khách trả lời rằng họ sẽ đọc review trước khi ra quyết định lựa chọn địa điểm ăn uống. Điều này giúp chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của review trong kinh doanh ẩm thực. Vậy trong quá trình kinh doanh nhà hàng, quán cà phê, chủ doanh nghiệp cần nắm những yếu tố cơ bản nào để tận dụng tối đa công cụ review cho doanh nghiệp của mình?

Review Marketing được xem là e-Word of Mouth (phương thức truyền miệng điện tử). Bản chất của hình thức này là sử dụng review (đánh giá) của khách hàng để xây dựng danh tiếng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, đồng thời tăng khả năng thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Nhìn chung, quy trình thực hiện Review Marketing sẽ bao gồm: Thúc đẩy đánh giá mới – Tận dụng các đánh giá hiện có như một tài sản thương hiệu – Theo dõi & chăm sóc đánh giá.


Tháng Một 3, 2022
tuvanthuanthanh_xu_huong_premiumization-e1644215849674.png

Theo những nghiên cứu từ Nielsen, một trong các xu hướng tiêu dùng nổi bật ở Việt Nam là người tiêu dùng muốn sử dụng những sản phẩm cao cấp hơn. Một mặt, sản phẩm cao cấp có thể thoả mãn được nhu cầu của họ tốt hơn. Mặt khác, khi mua sắm sản phẩm cao cấp, người tiêu dùng cảm thấy như đang tự thưởng cho bản thân. 

1. Nguồn gốc của việc “cao cấp hoá” sản phẩm

Báo cáo của Kantar chỉ ra trong số 107.968 sản phẩm mới thuộc 7 thị trường bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Brazil, Tây Ban Nha, Mexico và Đức, chỉ có 1,7% trong tổng số trên đạt được thành công. Tức là chỉ có 1,7% sản phẩm mới tiếp cận được tối thiểu 1% dân số của quốc gia đó. Và theo định nghĩa thành công của Kantar, sản phẩm mới phải tiếp cận được tối thiểu 1% dân số.


Tháng Mười Hai 30, 2021
tuvanthuanthanh_cong_nghe_4.0_la_gi-e1645972630847.png

Cụm từ “Công nghệ 4.0” được mang ra thảo luận rất nhiều trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu công nghệ 4.0 là gì cũng như những đặc điểm của nó? Có thể nói rằng sự xuất hiện của nền tảng công nghệ số này đã thay đổi hoàn toàn cục diện của thế giới. Một kỷ nguyên mới được mở ra và mang đến hàng loạt những sáng kiến công nghệ, tạo ra ảnh hưởng lớn tới toàn bộ lĩnh vực, trong đó có nền kinh tế của cả thế giới.


Tháng Mười Hai 23, 2021
tuvanthuanthanh_mo_hinh_quy_trinh_chuyen_doi_so-e1645720761689.png

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào việc hoạch định một dự án chuyển đổi số, biến những tham vọng chiến lược, giá trị, năng lực thành hành động cụ thể, đưa lên road map, chia thành những dự án vừa đủ tầm để thực thi với những KPI cụ thể.

Trước khi chia sẻ về framework (mô hình) chuyển đổi số, doanh nghiệp cần hiểu lý do vì sao yếu tố này là quan trọng và cần thiết. Framework là một từ khá rộng, nó có nghĩa như là một lộ trình (roadmap), mà trong đó là các hướng dẫn của chiến lược số, được hiểu như bản đồ giúp doanh nghiệp không bị lạc trong ngữ cảnh phát triển liên tục.


Tháng Mười Hai 16, 2021
tuvanthuanthanh_quan_ly_thoi_gian-e1645636579499.png

Quản lý thời gian là một khái niệm khá phổ biến tại các nước Châu Âu, Châu Mỹ và còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Khi chúng ta tìm kiếm từ khóa “quản lý thời gian” trên Google chúng ta nhận được khá nhiều kết quả. Tuy nhiên, đa phần các bài viết đều hướng dẫn khá trừu tượng và cá nhân mình thấy khó áp dụng. Sau quá trình học hỏi và nghiên cứu từ nhiều nguồn, mình biết đến kênh YouTube của chị Chi Nguyễn. Chị là một Tiến sĩ giáo dục và là chủ sở hữu của kênh YouTube The Present Writer. Sau đây, mình sẽ trình bày các phương pháp áp dụng trong việc quản lý quỹ thời gian cá nhân, cân bằng cuộc sống mà mình đã học được từ chị Chi Nguyễn.


Tháng Mười Hai 8, 2021
tuvanthuanthanh_quyen_rieng_tu_va_bao_mat_khi_phat_trien_mobile_app-e1644938450395.png

Kết quả từ các thống kê cho thấy, trong năm 2020, người dùng smartphone đã cài đặt trung bình khoảng 40 ứng dụng, chiếm 87% thời gian sử dụng của thiết bị di động. Mặc dù mang đến những tiện ích đáng kinh ngạc, nhưng những ứng dụng này cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề bảo mật dữ liệu và rò rỉ thông tin cá nhân.

Nguy cơ bảo mật dữ liệu bị ảnh hưởng do sự phát triển của mobile app

Mặc dù có nhiều ứng dụng dành cho thiết bị di động yêu cầu người dùng chấp nhận các điều khoản và điều kiện trước khi khởi chạy, nhưng hầu hết mọi người đều bỏ qua các nội dung này và nhấn nút “Chấp nhận”. Lấy ví dụ như Facebook, khi các điều khoản và điều kiện sử dụng được chấp nhận, Facebook có quyền truy cập vào tất cả bộ nhớ điện thoại nội bộ của người dùng, nhật ký cuộc gọi, tin nhắn văn bản, danh bạ, camera, micro, kết nối Wi-Fi và vị trí…


Tháng Mười Hai 6, 2021
tuvanthuanthanh_diem_phan_phoi_tren_fanpage-e1644937869754.png

Đối với nhiều bạn kinh doanh online hay các bạn làm về marketing. Hầu hết mỗi người đều sở hữu ít nhất 1 fanpage. Nhưng không phải ai cũng hiểu được các chỉ số mà facebook đưa ra, để đánh giá độ hiệu quả của Fanpage và các bài đăng. Đặc biệt gần đây có xuất hiện Điểm Phân Phối trên các bài đăng tại Fanpage, vậy chỉ số này là gì và được tính như thế nào, cùng mình tìm hiểu nhé

Điểm phân phối xuất hiện ở đâu

“Điểm Phân Phối”, đây là một chỉ số mới mà facebook thử nghiệm ở 1 số quốc gia, bạn có thể thấy chỉ số này tại vị trí dưới bài đăng của bạn. Trong quá trình quản lý Fanpage, các bạn có thấy có những bài đăng tiếp cận được nhiều người nhưng có những bài đăng lại chỉ vài lượt tiếp cận. Vậy sự thật đằng sau đó là gì?


Tháng Mười Hai 4, 2021
tuvanthuanthanh_do_phu_san_pham_tai_diem_ban-e1644936866527.jpg

Độ phủ sản phẩm cho thấy hệ thống phân phối của doanh nghiệp đã chạm được đến đâu, đồng thời giúp nhà quản lý có được cái nhìn chính xác về tiềm năng thị trường, nhằm đưa ra những kế hoạch phát triển, mở rộng điểm bán hợp lý.

Hiểu về độ phủ sản phẩm tại điểm bán

Độ phủ sản phẩm tại điểm bán là gì?

Độ phủ sản phẩm tại điểm bán là chỉ số biểu thị mức độ “có mặt” của sản phẩm đang hiện hữu tại các điểm bán trong cùng 1 hệ thống phân phối. Độ phủ được đo lường cả bằng chiều rộng và chiều sâu. Chiều rộng tương đương với số lượng sản phẩm có tại điểm bán, chiều sâu tương đương với tổng giá trị sản phẩm của nhãn hàng có mặt tại điểm bán.


Tháng Mười Hai 2, 2021
tuvanthuanthanh_low_code_la_gi-e1644936165917.png

Các công cụ low-code ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ứng dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ low-code là gì và đưa ra 5 lợi ích tuyệt vời của low-code.

1. Low-Code Là Gì?

Low-code là cách thiết kế và phát triển các ứng dụng phần mềm nhanh với số lượng code tối thiểu. Ưu điểm Low-Code là tăng tốc quá trình phát triển và triển khai ứng dụng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp. Nhà phát triển chỉ cần xây dựng ứng dụng kinh doanh một lần, bao gồm việc thiết lập logic nghiệp vụ và tùy chỉnh giao diện, còn nền tảng sẽ chịu trách nhiệm chạy ứng dụng trong các môi trường khác nhau và trên các thiết bị khác nhau.


Tháng Mười Một 23, 2021
tuvanthuanthanh_ly_do_thua_tren_san_nha_truoc_facebook-e1640011770857.png

“Ta chia sẻ những khoảng khắc vui buồn, lưu giữ kỷ niệm trên Facebook, khoe được món đồ vừa mua, chuyến du lịch vừa đi. Ta tìm được những người bạn tưởng chừng đã thất lạc từ lâu trên Facebook. Và cũng có thể tìm được cả bạn đời, trên Facebook. Trên hết là ta không mất một đồng nào cả. Facebook tuyệt vời” – có thật thế không?

Ta thất bại trong việc từ bỏ Facebook

Facebook có ích cho cuộc sống của chúng ta không? Chắc chắn là có, vậy nên ta mới dùng Facebook.

Ta chia sẻ những khoảng khắc vui buồn, ta lưu giữ kỷ niệm trên Facebook. Ta khoe được món đồ vừa mua, chuyến du lịch vừa đi trên Facebook. Ta tìm được những người bạn tưởng chừng đã thất lạc từ lâu trên Facebook. Và ta cũng có thể tìm được cả bạn đời, trên Facebook.


Call Now Button