Tháng Ba 21, 2025
images-1.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh kinh tế, thương mại, đầu tư cần tiếp tục là trụ cột của quan hệ Việt – Mỹ khi tiếp thượng nghị sĩ Steven Daines.

Tại buổi tiếp thượng nghị sĩ Mỹ Steven David Daines ở trụ sở Trung ương Đảng hôm nay, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá chuyến thăm của ông Daines có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp, theo Bộ Ngoại giao.

Tổng Bí thư khẳng định Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, hoan nghênh Mỹ tiếp tục tăng cường hợp tác và ủng hộ Việt Nam “mạnh, độc lập, tự cường, thịnh vượng”.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng quan hệ Việt – Mỹ là hình mẫu trong quan hệ quốc tế, đồng thời nêu một số định hướng nhằm phát huy tiềm năng quan hệ hai bên.

Theo đó, kinh tế, thương mại và đầu tư cần tiếp tục là trụ cột quan trọng của quan hệ song phương. Hai nước cũng cần tiếp tục nỗ lực giải quyết hậu quả chiến tranh, tăng cường hợp tác ở các lĩnh vực Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng lượng, dược phẩm, nông nghiệp.

Tổng Bí thư đề nghị thượng nghị sĩ Steven Daines thúc đẩy hợp tác giữa hai bên phát triển hài hòa, bền vững, hiệu quả và thực chất hơn.

Nhắc lại cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump ngay sau khi ông Trump đắc cử tháng 11/2024, thượng nghị sĩ Daines đánh giá cuộc điện đàm khẳng định thông điệp từ Tổng thống Trump coi trọng quan hệ với Việt Nam và vị trí ưu tiên của Việt Nam trong chiến lược đối với khu vực.

Ông Daines nhất trí với các định hướng của Tổng Bí thư về quan hệ hai nước, nhấn mạnh mong muốn tăng cường quan hệ song phương trên tất cả lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, trong đó có nông sản và hợp tác về năng lượng.

Thượng nghị sĩ Mỹ cảm ơn lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam đã hợp tác trong nỗ lực phòng chống ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp fetanyl, mong tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này cũng như chống di cư bất hợp pháp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng ngày có buổi tiếp thượng nghị sĩ Steven David Daines, khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Mỹ, mong muốn quan hệ hai nước duy trì đà phát triển tích cực, ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu.

Thượng nghị sĩ Daines nhất trí với các đề nghị của Chủ tịch Quốc hội về thúc đẩy quan hệ song phương, cam kết tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Việt – Mỹ, làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, trong đó có bang Montana của ông với các địa phương ở Việt Nam.


Tháng Ba 20, 2025
67935a6b068824bb0c79c200-1280x853.jpg

Đảng ủy Chính phủ sẽ báo cáo Ban Chấp hành Trung ương đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp trước 1/4.

Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết nghị quyết 18 giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến, hoàn thiện tờ trình, đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, báo cáo Bộ Chính trị trước 25/3. Sau đó, Đảng ủy Chính phủ tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện tờ trình, đề án và gửi tài liệu báo cáo Ban Chấp hành Trung ương trước 1/4.

Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban bí thư hồi đầu tháng 3 giao Đảng ủy Chính phủ trình Trung ương đề án sáp nhập tỉnh thành, xã phường trước 7/4. Như vậy, thời gian trình Trung ương đề án sáp nhập tỉnh thành đã được rút ngắn một tuần so với trước.

Tại văn bản hôm nay, Ban Chỉ đạo Trung ương giao Đảng ủy Quốc hội hoàn thiện, báo cáo Bộ Chính trị trước 25/3, trình Trung ương trước 1/4 Đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, pháp luật Nhà nước; báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế (gồm sửa đổi quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật).

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương hoàn thiện đề án tinh gọn các cơ quan của Mặt trận, tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ (cấp Trung ương, tỉnh, xã), báo cáo Bộ Chính trị trước 25/3; báo cáo Trung ương trước 1/4

Đảng ủy TAND tối cao, Đảng ủy VKSND tối cao tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị tại phiên họp hôm 14/3, gửi xin ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương đề án hệ thống tòa án, viện kiểm sát ở địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện. Sau đó, hai cơ quan báo cáo Bộ Chính trị trước 25/3; báo cáo Trung ương trước 1/4.

Ban Tổ chức Trung ương hoàn thiện Đề án về hệ thống tổ chức đảng ở địa phương (cấp tỉnh và cơ sở); hoàn thiện dự thảo Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng; hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung chỉ thị 35 và kết luận 118 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng.

Ban Tổ chức Trung ương được giao tổng hợp đề án của Đảng ủy Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương, TAND tối cao, VKSND tối cao để xây dựng báo cáo Bộ Chính trị để trình Trung ương.

“Các đơn vị được xin ý kiến về các đề án phải góp ý đúng thời hạn”, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết nghị quyết 18 yêu cầu.

Quốc hội quyết sáp nhập tỉnh thành trước 30/6

Sau hội nghị Trung ương lần thứ 11, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương sẽ chủ trì, tham mưu Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc và các hoạt động cần thiết để triển khai các văn bản về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đảng ủy Chính phủ sẽ chỉ đạo hướng dẫn việc xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức bộ máy, biên chế; bố trí cán bộ, trụ sở làm việc, nhà ở công vụ; xử lý tài sản, trụ sở…).

Đảng ủy các bộ, ngành hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, hoàn thành trước ngày 15/4; triển khai Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra trước ngày 30/4.

“Tiếp tục nghiên cứu, có phương án sắp xếp các cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, hải quan, bảo hiểm xã hội, thống kê, ngân hàng… phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp”, công văn của Ban Chỉ đạo Trung ương nêu.

Các tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước; tổ chức đảng của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành liên quan cũng được sắp xếp lại.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh trước 30/6.

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương chủ trì tham mưu Bộ Chính trị ban hành quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp Trung ương trước ngày 25/4; sắp xếp các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước ngày 15/7.

Đảng ủy TAND tối cao, Đảng ủy VKSND tối cao chủ trì triển khai sắp xếp hệ thống toà án, viện kiểm sát ở địa phương, hoàn thành trước ngày 30/6.

Đảng ủy Công an Trung ương được giao chỉ đạo việc sắp xếp công an xã, phường, đặc khu phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đề án chi tiết không tổ chức cấp huyện, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, hoàn thành trước ngày 30/6; đồng thời phối hợp với các ban Đảng ở Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương triển khai phương án sáp nhập tỉnh.


Tháng Ba 17, 2025

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau cuộc họp của Bộ Chính trị, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh cần sắp xếp và sáp nhập đã được làm rõ.

Tối 16/3, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết mô hình chính quyền địa phương (cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh) và tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (cấp cơ sở) cũng đã được làm rõ.

Theo Bộ trưởng, cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Đảng ủy Chính phủ gửi đề án lấy ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương. Sau khi tổng hợp, đề án sẽ được báo cáo lên Ban Chấp hành Trung ương, dự kiến vào giữa tháng 4/2025. Sau Hội nghị Trung ương, một hội nghị toàn quốc sẽ được tổ chức để triển khai việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

Bộ trưởng Trà nhấn mạnh nhiệm vụ hiện tại của các bộ, ngành là tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan theo thẩm quyền và trách nhiệm của mình, làm cơ sở để triển khai việc sáp nhập và sắp xếp sau Hội nghị Trung ương. Việc này không quá khó khăn vì đã có kinh nghiệm từ các đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trước đây. Hiện tại, các cơ quan chỉ cần điều chỉnh, mở rộng và bổ sung để phù hợp với quy mô sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

Các công việc liên quan đến tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, việc này có thể được triển khai ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Các bộ, ngành cần tập trung hướng dẫn và hoàn thiện các văn bản liên quan.

“Việc này cần được thực hiện khẩn trương. Các bộ phải gửi văn bản về Bộ Nội vụ sớm để chuẩn bị cho hội nghị toàn quốc sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương”, Bộ trưởng Trà nói.

Theo bà Trà, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình sẽ có chỉ đạo gấp để tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát lại toàn bộ văn bản pháp luật (luật, nghị định). Nếu các luật chuyên ngành liên quan đến thẩm quyền của đơn vị hành chính cấp huyện thì phải xử lý bằng một nghị quyết. Việc này phải rà soát rất nhanh để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết xử lý vấn đề liên quan đến các luật chuyên ngành về tổ chức đơn vị hành chính các cấp, bà Trà nói.

Hiện nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh; 696 quận, huyện và 10.035 xã, phường. Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh cần đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện. Tuy nhiên theo thống kê năm 2023, cả nước có 10 tỉnh chưa đạt được đồng thời cả ba tiêu chuẩn này, 12 tỉnh không đạt đồng thời hai tiêu chuẩn diện tích và dân số, 3 tỉnh thành không đạt tiêu chuẩn diện tích và đơn vị hành chính cấp huyện, 2 tỉnh không đạt tiêu chuẩn về dân số và đơn vị hành chính cấp huyện, 13 tỉnh thành không đạt tiêu chuẩn về diện tích, 9 tỉnh không đạt tiêu chuẩn về dân số.

Ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành kết luận 127, giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trung ương và cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện; tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Hôm 11/3, Đảng ủy Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định việc tinh gọn bộ máy, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế…


Tháng Ba 14, 2025
z6404910954669_3067e03add12c2b74bf04da02465202b.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và Singapore. Đây là chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước ASEAN.

Ý nghĩa lịch sử của chuyến thăm Indonesia

Chuyến thăm lần này là cột mốc quan trọng khi Việt Nam đồng thời nâng cấp quan hệ với Indonesia và Singapore lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Việt Nam cũng trở thành quốc gia duy nhất trong ASEAN có quan hệ đặc biệt này với cả hai nước.

Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Ban Thư ký ASEAN, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với khu vực.

Thành công của chuyến thăm Indonesia

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định chuyến thăm đã đạt được mọi mục tiêu đề ra. Các nước đều dành sự đón tiếp trọng thị. Đồng thời bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học – công nghệ và chuyển đổi số.

Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp vào sự đoàn kết và tự cường của ASEAN, hướng tới Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và các kế hoạch hợp tác chiến lược từ năm 2026.


Tháng Ba 12, 2025
img9351-1741689078355183185610-4165-8420-1741691176.jpg

Đảng ủy Chính phủ trình đề án sáp nhập đơn vị hành chính. Chiều 11/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp tập trung vào đề án sáp nhập, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp, giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và 60-70% cấp cơ sở.

Tác động của sáp nhập đơn vị hành chính

Theo Thủ tướng, đề án nhằm tăng cường thẩm quyền, tự chủ của địa phương, giúp chính quyền gần dân hơn, giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả. Sáp nhập cũng giúp phát huy tiềm năng từng địa phương, đảm bảo phù hợp với hạ tầng giao thông và số hóa hiện nay.

Tiêu chí sáp nhập và các bước thực hiện

Hiện Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 705 quận, huyện và hơn 10.500 xã, phường. Nhiều tỉnh chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện. Theo kế hoạch, trước 7/4, Đảng ủy Chính phủ sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương về đề án sáp nhập.

Kế hoạch thực hiện

Bộ Chính trị đã ban hành kết luận 127, giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với các bên liên quan xây dựng đề án và trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Dự kiến, Việt Nam chỉ còn khoảng 2.500 đơn vị hành chính cấp xã thay vì hơn 10.500 như hiện nay.

Việc tinh giản bộ máy làm tăng tính hiệu quả và hiệu lực trong quản lý nhà nước, hướng đến mô hình chính quyền hai cấp, tối ưu đưa chính quyền gần gũi với người dân.

Xem thêm các bài khác tại:


Tháng Ba 6, 2025
TT-1741181845-8815-1741181862.jpg

Tiêu chí sáp nhập tỉnh: Những yếu tố quan trọng cần xem xét

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tiêu chí sáp nhập tỉnh cần dựa trên diện tích, dân số, kinh tế và văn hóa. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải đảm bảo khả năng hỗ trợ lẫn nhau và tạo điều kiện phát triển bền vững

Sáp nhập tỉnh: Tiêu chí quan trọng cần xem xét

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải dựa trên các tiêu chí như diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng hỗ trợ lẫn nhau. Ông yêu cầu Bộ Nội vụ cùng các cơ quan liên quan nhanh chóng hoàn thiện đề án để trình Bộ Chính trị xem xét.

Sáp nhập tỉnh giúp tối ưu bộ máy hành chính

Một số tỉnh không đạt tiêu chuẩn về diện tích và dân số theo quy định hiện hành. Do đó, việc sáp nhập được cân nhắc để tinh gọn bộ máy, tối ưu nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý.

Quá trình sáp nhập không chỉ dựa trên diện tích, dân số mà còn xem xét yếu tố kinh tế, văn hóa và khả năng hỗ trợ giữa các địa phương. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững.

Lộ trình sáp nhập và tác động

Hiện tại, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sau khi sáp nhập, số lượng này có thể giảm. Tuy nhiên, con số cụ thể phụ thuộc vào nghiên cứu và đề xuất từ các cơ quan chức năng.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện đề án sáp nhập. Đảm bảo phù hợp quy hoạch quốc gia, vùng và địa phương. Đồng thời, đề án cần đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Góp phần nâng cao quản lý nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội.

Nguồn Tham Khảo:

Xem thêm các bài khác tại:

VinhKhang


Tháng Ba 5, 2025
img-2709-jpeg-1740985253-17409-4059-1984-1740985531-1.jpg

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam bầu Bí thư mới – Ông Trương Quốc Huy

Sáng ngày 3/3/2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã nhất trí bầu ông Trương Quốc Huy giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025, với 100% đại biểu tán thành.

Ông Huy đảm nhiệm vị trí này thay bà Lê Thị Thủy, người vừa được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Chính phủ.

Tiểu sử và sự nghiệp của Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam – Ông Trương Quốc Huy

Họ và tên: Trương Quốc Huy
Năm sinh: 1969 (55 tuổi)
Quê quán: Nam Định
Trình độ chuyên môn:

  • Cử nhân Kinh tế lao động
  • Thạc sĩ Quản lý kinh tế

Quá trình công tác nổi bật:

  • Từng giữ các vị trí quan trọng trong ngành xi măng:

    • Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Vicem Hoàng Mai, Nghệ An
    • Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn
  • Lãnh đạo cấp tỉnh tại Hà Nam:

    • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam
    • Bí thư Huyện ủy Duy Tiên
    • Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam (từ tháng 9/2020 đến nay)

Với kinh nghiệm lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực, ông Trương Quốc Huy được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn dắt Hà Nam phát triển mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới.

Tỉnh Hà Nam – Điểm sáng kinh tế khu vực Đồng bằng sông Hồng

Hà Nam được tái lập vào năm 1997, sau khi tỉnh Nam Hà được tách thành Hà Nam và Nam Định.

Tình hình phát triển kinh tế năm 2024:

  • GRDP đạt 56.100 tỷ đồng, tăng 10,95% – mức tăng trưởng cao thứ hai khu vực Đồng bằng sông Hồng và thứ tư cả nước.
  • Dân số: 894.000 người
  • Thu nhập bình quân đầu người: 5,86 triệu đồng/tháng

Với tốc độ phát triển ấn tượng, Hà Nam đang dần trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp nổi bật tại miền Bắc.

Kỳ vọng vào giai đoạn phát triển mới của Hà Nam

Việc ông Trương Quốc Huy giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam mở ra kỳ vọng mới về sự bứt phá mạnh mẽ trong công nghiệp, đầu tư và phát triển hạ tầng.

Nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ là giai đoạn quan trọng để Hà Nam tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng đời sống người dân và phát triển bền vững.

Nguồn tham khảo:
Trang chính thức của UBND tỉnh Hà Nam

Xem thêm:


Tháng Ba 3, 2025
1-1723636692324-1733742009414540-17408125035632134550761.jpg

Chính phủ siết chặt quy định về tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế

Theo Nghị định 49/2025 có hiệu lực từ ngày 28/2/2025, cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên quá 120 ngày sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Trước đó, theo Luật Quản lý thuế 2019Nghị định 126/2020, thủ trưởng cơ quan thuế và hải quan có quyền ra quyết định hoãn xuất cảnh với cá nhân, đại diện doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, các quy định cũ không có ngưỡng nợ cụ thể, dẫn đến tình trạng nợ thuế dù chỉ 1 đồng cũng có thể bị hạn chế xuất cảnh.


Những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo Nghị định mới

Nghị định 49/2025 quy định cụ thể về mức tiền nợ thuế và thời gian nợ để áp dụng biện pháp cưỡng chế tạm hoãn xuất cảnh:

Cá nhân, chủ hộ kinh doanh: Nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên, quá hạn 120 ngày.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã: Nợ thuế từ 500 triệu đồng trở lên, quá hạn 120 ngày.
Trường hợp đặc biệt: Những cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán tài sản hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh sẽ bị cấm xuất cảnh ngay, không cần theo ngưỡng nợ quy định.


Quy trình thông báo và xử lý việc hoãn xuất cảnh

1️⃣ Cơ quan thuế gửi thông báo điện tử

  • Người nộp thuế sẽ nhận được thông báo về quyết định tạm hoãn xuất cảnh qua phương thức điện tử.
  • Nếu không thể gửi điện tử, thông báo sẽ được công khai trên cổng thông tin của ngành thuế.

2️⃣ Sau 30 ngày

  • Nếu vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế, cơ quan thuế sẽ gửi văn bản chính thức đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện lệnh hoãn xuất cảnh.

3️⃣ Hủy bỏ lệnh hoãn xuất cảnh

  • Ngay khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo hủy bỏ đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
  • Trong 24 giờ, lệnh tạm hoãn xuất cảnh sẽ được gỡ bỏ.

81.000 cá nhân có nguy cơ bị tạm hoãn xuất cảnh

Bộ Tài chính ước tính có khoảng 81.000 cá nhân thuộc diện bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định mới. Trong năm 2024, các cơ quan thuế đã phát hành 58.680 thông báo hoãn xuất cảnh, liên quan đến số nợ thuế lên đến 80.512 tỷ đồng.

Trong đó, ngành thuế đã thu hồi thành công khoảng 4.289 tỷ đồng từ 6.500 cá nhân nợ thuế.


Mục đích của biện pháp tạm hoãn xuất cảnh

Tạm hoãn xuất cảnhmột trong số các biện pháp cưỡng chế được áp dụng nhằm:

🔹 Ngăn chặn các trường hợp chây ỳ, trốn thuế
🔹 Hạn chế hành vi tẩu tán tài sản ra nước ngoài
🔹 Đảm bảo thu hồi nợ thuế vào ngân sách nhà nước

Thủ trưởng các cơ quan thuế, hải quan có quyền trực tiếp ra quyết định hoãn xuất cảnh đối với các cá nhân và người đại diện doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.


📌 Nguồn tham khảo:
👉 Trang chính thức của Tổng cục Thuế Việt Nam

📖 Xem thêm:
🔹 Mức phạt mới đối với hành vi trốn thuế từ 2025
🔹 Quy định xử lý thuế với cá nhân kinh doanh online
🔹Công ty Lê Phước Vũ mua lại cổ phiếu HSG – Kế hoạch chi nghìn tỷ


Tháng Hai 25, 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm nói phấn đấu bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh, để trong 2-3 năm, Việt Nam là môi trường đầu tư Top 3 ASEAN.

Theo TTXVN, chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương và các bộ ngành, chuyên gia về tăng trưởng kinh tế.

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng một số thành viên Chính phủ làm việc với Ban chính sách, chiến lược Trung ương và một số chuyên gia chiều 24/2. Ảnh: TTXVN

Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng cho tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo. Để phát triển kinh tế, Tổng Bí thư đánh giá cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó, mục tiêu phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính và chi phí kinh doanh, chi phí không chính thức. Cải cách thể chế phải theo hướng bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết.

Việc này nhằm phấn đấu trong vòng 2-3 năm, môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong Top 3 của ASEAN, theo yêu cầu của Tổng Bí thư.

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều điểm chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế số, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, đặc biệt là công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo (AI), kinh tế nền tảng, thương mại điện tử và đặc khu kinh tế.

Tổng Bí thư gợi mở Việt Nam cần mạnh dạn áp dụng khung pháp lý chuyên biệt. Chẳng hạn, khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát với các ngành công nghệ mới, chính sách đặc biệt ưu đãi về thuế cho đặc khu kinh tế và công nghệ, cơ chế đặc thù trong giải quyết các tranh chấp thương mại trong đặc khu.

Để kinh tế – xã hội phát triển, điều quan nhất, theo ông, là làm sao huy động được mọi người dân tham gia lao động tạo ra của cải vật chất.”Người người, nhà nhà đều hăng say làm việc, mọi thành phần kinh tế đều tích cực tham gia phát triển kinh tế – xã hội thì tất yếu tăng trưởng kinh tế sẽ vượt lên”, ông nói. Do đó, ông cho rằng chính sách, cơ chế phải để “mọi thành phần kinh tế đều hưởng ứng tham gia”.

Việt Nam cũng cần áp dụng chính sách tài chính mở cho các mô hình trung tâm tài chính quốc tế, tạo mô hình “Cảng miễn thuế” để trở thành trung tâm logistics lớn, áp dụng “Cổng một cửa đầu tư quốc gia”, có chính sách thu hút nhân tài và chính sách đặc biệt đối với cán bộ, công chức đạt thành tích trong công việc…

Nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh thời gian qua được ghi nhận hiệu quả, trong đó nhiều điều kiện kinh doanh bất hợp lý, không rõ ràng, cần thiết đã cắt giảm. Tuy vậy, theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hoạt động quản lý nhà nước với doanh nghiệp còn phức tạp, đan xen, nhiều tầng nấc thuộc chức năng quản lý của nhiều cơ quan khác nhau.

Điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính đã được cắt giảm, nhưng doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục ở nhiều cơ quan khác nhau, dẫn tới chi phí tuân thủ vẫn còn cao. Để khơi thông và thúc đẩy các động lực tăng trưởng, tại Nghị quyết 02/2025, Chính phủ đặt mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh. Cụ thể, 5 nhóm vấn đề trọng tâm cải cách gồm: tháo gỡ bất cập về pháp lý và thực thi trong thực hiện dự án đầu tư, nâng cao chất lượng danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; đổi mới việc quản lý, kiểm tra chuyên ngành; tăng ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước; nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Việc thúc đẩy phát triển kinh tế phải từ phía cung và cầu, tháo gỡ rào cản, nút thắt. Về phía cầu, Tổng Bí thư lưu ý Chính phủ tăng đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược và nền tảng của quốc gia, thúc đẩy đầu tư tư nhân qua việc kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, chi phí thấp, dễ tiếp cận vốn tín dụng.

Ngoài ra, tiêu dùng nội địa phải được thúc đẩy nhằm giúp tăng trưởng GDP bền vững. Xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chế biến cũng cần thúc đẩy, thay vì sản xuất nông nghiệp thuần túy…

Về phía cung, theo Tổng Bí thư, một trong những giải pháp là cần có chính sách đất đai, bất động sản để giúp thị trường tăng giao dịch, thu hút vốn, thúc đẩy đô thị trở thành động lực tăng trưởng của quốc gia. Để làm được điều này, ông nhắc tới việc thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia” nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn.

Liên quan đến quản lý đồng tiền kỹ thuật số, Tổng Bí thư lưu ý các chính sách để Việt Nam “không chậm chân, mất cơ hội, tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới và phương thức giao dịch hiện đại”.


Tháng Hai 22, 2025

Ông Nguyễn Văn Quyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Long An, nhiệm kỳ 2020-2025.

Quyết định điều động nhân sự của Bộ Chính trị được Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao cho ông Nguyễn Văn Quyết sáng 22/2.

Ông Quyết thay vị trí ông Nguyễn Văn Được đã được điều động giữ chức Phó bí thư Thành ủy, và bầu làm Chủ tịch UBND TP HCM trước đó.

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng (phải) trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Quyết. Ảnh: Thường Sơn

Ông Quyết, 53 tuổi, quê Ninh Bình, trình độ cử nhân Luật, thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. Ông từng làm việc tại TAND tỉnh Ninh Bình; Sở Tư Pháp, Văn phòng Công chứng, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai.

Tháng 9/2007, ông Quyết công tác tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từng làm Vụ trưởng Vụ Địa bàn 5. Tại Hội nghị Trung ương 3, tháng 7/2021, ông Quyết được bầu bổ sung làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau đó giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương.

Long An là tỉnh cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long, giáp với TP HCM, diện tích hơn 4.490 km2, dân số hơn 1,68 triệu người, xếp 15 cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 8,5-9% mỗi năm, GRDP bình quân đầu người năm 2024 đạt 107 triệu đồng.

Theo VnExpress


Call Now Button