Tháng Chín 27, 2024
n1-5765-1727239068.png

Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam, cho biết tập đoàn đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam sau hơn 10 năm.

Thông tin được ông Furusawa Yasuyuki, CEO Aeon Việt Nam chia sẻ ngày 26/9, tại lễ khai trương một trung tâm bách hóa tổng hợp, siêu thị ở quận 8, TP HCM. Theo ông, tập đoàn này mở rộng hoạt động và xem Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ hai sau Nhật Bản. Ngoài các đô thị lớn, họ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các địa phương tiềm năng.

Sau hơn 10 năm, Aeon đã rót khoảng 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, theo CEO Furusawa Yasuyuki.

Khách hàng lựa chọn phụ kiện giày dép tại một cửa hàng ở Aeon Tạ Quang Bửu, quận 8, TP HCM. Ảnh: Thi Hà

Ngoài các trung tâm mua sắm ở khu trung tâm, gần đây tập đoàn này mở rộng phát triển mô hình bách hóa tổng hợp, siêu thị tại các quận, huyện ven nội thành các đô thị. Việc này nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các khu vực vệ tinh. Aeon Tạ Quang Bửu, quy mô 7.000 m2 là ví dụ cho mô hình này.

Cũng theo lãnh đạo Aeon Việt Nam, bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, doanh nghiệp này vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực năm nay. Theo đó, doanh thu từ các cửa hàng hiện tại tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và hàng thiết yếu tăng giá phần nào đã ảnh hưởng tới kinh doanh của họ.

Aeon là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, hoạt động trong nhiều lĩnh vực gồm siêu thị, cửa hàng bách hóa, trung tâm mua sắm và dịch vụ tài chính. Năm tài chính 2023, tập đoàn này ghi nhận doanh thu toàn cầu khoảng 63 tỷ USD.

Tại Việt Nam, sau chục năm gia nhập thị trường, tập đoàn Nhật Bản đang vận hành 7 trung tâm thương mại lớn, tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và TP HCM. Tháng trước, họ vận hành trung tâm thương mại lớn nhất miền Trung, tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng.

Nguồn: vnexpress


Tháng Chín 26, 2024
349e4a36-f935-4b9e-a764-7d1684-3725-5106-1727359399.jpg

Năm 2024, Việt Nam thăng hai bậc trong bảng xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu, đặc biệt dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) 2024 của WIPO công bố chiều 26/9 (giờ Hà Nội), Việt Nam xếp thứ 44/133 quốc gia, tăng từ vị trí 46 vào năm 2023.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết năm 2024 Việt Nam có 3 chỉ số dẫn đầu thế giới gồm nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao, xuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Trong đó, lần đầu tiên chỉ số xuất khẩu hàng hóa sáng tạo của nước ta đạt vị trí dẫn đầu. Theo Bộ trưởng, các chỉ số về đầu tư mạo hiểm đang có xu hướng phát triển tốt, số lượng thương vụ đầu tư mạo hiểm tăng 27 bậc xếp thứ 54/133 quốc gia, nền kinh tế, số thương vụ nhận được vốn đầu tư mạo hiểm tăng 10 bậc lên vị trí 44.

WIPO đánh giá Việt Nam là một trong 8 quốc gia thu nhập trung bình trong top 70 đã có những tiến bộ nhanh nhất về đổi mới sáng tạo trong hơn thập kỷ qua, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Morocco. Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 14 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ, Moldova và Việt Nam). Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển, cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo.

“Điểm số các trụ cột của Việt Nam cao hơn các quốc gia ở nhóm thu nhập trung bình thấp và thậm chí còn cao hơn nhóm thu nhập trung bình cao, ngoại trừ trụ cột về nguồn nhân lực và nghiên cứu”, báo cáo nêu.

Cụ thể trụ cột cơ sở hạ tầng (xếp hạng 56, tăng 14 bậc từ vị trí 70 năm 2023); trình độ phát triển của thị trường (xếp hạng 43, tăng 6 bậc); trình độ phát triển của doanh nghiệp (xếp hạng 46, tăng 3 bậc); sản phẩm tri thức và công nghệ (xếp hạng 44, tăng 4 bậc).

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt. Ảnh: T. Hiệp.

Báo cáo năm nay ghi nhận Việt Nam có 3 chỉ số thuộc nhóm 10 quốc gia dẫn đầu thế giới gồm: tốc độ tăng năng suất lao động (xếp hạng 3); số lượng ứng dụng điện thoại thông minh được tạo ra (xếp hạng 7) và phần chi nghiên cứu và phát triển do doanh nghiệp trang trải/tổng chi nghiên cứu và phát triển (xếp hạng 9).

Trong video phát biểu tại Lễ công bố GII, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển nhanh, bền vững.

“Việt Nam xác định lấy giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, trong đó đổi mới sáng tạo vừa là động lực, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện.

Người đứng đầu chính phủ nhấn mạnh, Việt Nam cổ vũ đổi mới sáng tạo vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới và khu vực. Đổi mới sáng tạo cần phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, đề cao chủ nghĩa đa phương, kêu gọi sự hợp tác quốc tế trong quá trình thúc đẩy tiến trình đổi mới sáng tạo. Do đó, Thủ tướng kêu gọi các nước phát triển, tiên tiến và có điều kiện hơn ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước đang phát triển, các nước nghèo, có điều kiện khó khăn hơn về xây dựng thể chế, về ưu đãi nguồn tài chính, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ tiên tiến và quản trị thông minh


Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) là bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia được WIPO phối hợp với nhiều đơn vị thực hiện kể từ năm 2007. Năm nay, các bộ trưởng và giám đốc điều hành doanh nghiệp và chuyên gia đổi mới sáng tạo sẽ thảo luận về mở khóa tinh thần khởi nghiệp.
Qua 17 lần công bố, báo cáo GII giúp đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia và sự phát triển so với các nền kinh tế trong cùng khu vực hoặc nhóm thu nhập. Qua các chỉ số, mỗi quốc gia thấy được bức tranh toàn cảnh cũng như các điểm mạnh, điểm yếu từ đó có điều chỉnh về chiến lược chính sách kinh tế và đổi mới sáng tạo. Để xếp hạng các quốc gia sẽ dựa vào 81 chỉ số, tính bằng giá trị trung bình thuộc hai bảng chỉ số phụ đầu vào và đầu ra đổi mới sáng tạo gồm 7 trụ cột: Thể chế vĩ mô; nguồn nhân lực và nghiên cứu; cơ sở hạ tầng; thị trường và môi trường kinh doanh; trình độ phát triển của thị trường; tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.Tại Việt Nam, Chính phủ sử dụng bộ chỉ số này như một trong các công cụ quản lý điều hành quan trọng. Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và vào cuộc của các bộ ngành trong việc chủ động phát hiện nguyên nhân, hạn chế, từ đó có kế hoạch, giải pháp điều chỉnh chính sách góp phần cải thiện các chỉ số thành phần.

Nguồn: VnExpress


Tháng Chín 25, 2024
3643b74c0890aecef781.jpg

Áp thuế gần 800% để bảo vệ sản phẩm nội địa, một mặt hàng của Nhật Bản đối diện tình trạng thiếu hụt lớn nhất vài thập kỷ qua

Lượng khách du lịch tăng cao, sản lượng lại ngày càng ít đi cũng là những nguyên nhân khiến mặt hàng này rơi vào thiếu hụt.

Nhật Bản đang rơi vào tình trạng thiếu hụt gạo lớn nhất trong vài thập kỷ qua.

Sushi, onigiri và yakitori don – gạo chính là nguyên liệu chính trong nhiều món ăn mang tính biểu tượng của Nhật Bản. Tuy nhiên, đất nước mặt trời mọc lại đang đối diện tình trạng thiếu hụt lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

Nhật Bản đã phải vật lộn với tình trạng thiếu gạo trong những tháng gần đây do thời tiết xấu và lượng khách du lịch tăng.

“Suốt mùa hè 2024, Nhật Bản phải vật lộn với tình trạng thiếu gạo khiến các siêu thị trống rỗng vì nhu cầu vượt xa sản lượng trong 3 năm qua, khiến lượng gạo dự trữ cạn kiệt xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm”, Bộ Nông nghiệp Mỹ viết trong một báo cáo công bố tuần trước.

Người tiêu dùng cũng đã tích trữ nhiều gạo để chuẩn bị cho mùa bão ở Nhật và cảnh báo động đất lớn, theo USDA.

Hồi tháng 8, các siêu thị được cho thường xuyên rơi vào cảnh hết gạo. Các cửa hàng chỉ bán cho mỗi người 1 túi. Đài truyền hình địa phương NHK cho rằng tình trạng thiếu hụt một phần do lượng khách du lịch đổ về khiến nhu cầu về sushi và các món ăn làm từ gạo khác tăng gao. Giá gạo đạt mức tương đương gần 113 USD/60 km hồi tháng 8, tăng 3% so với tháng trước, 5% kể từ đầu năm.

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, lượng gạo tồn kho tư nhân của Nhật Bản đạt 1,56 triệu tấn trong tháng 6, mức thấp nhất trong nhiều năm. Ngoài việc chuẩn bị cho mùa bão, MFAA cũng cho rằng nhu cầu gạo tăng do lượng khách du lịch đổ về khiến nhu cầu dịch vụ thực phẩm tăng cao.

Sushi – một trong những món ăn truyền thống được yêu thích nhất tại Nhật Bản.
Theo ước tính của ngân hàng lương thực và nông nghiệp toàn cầu Rabobank, lượng gạo tiêu thụ của khách du lịch đã tăng từ 19.000 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023 lên 51.000 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 7/2023 đến tháng 5/2024.
Mặc dù lượng tiêu thụ của khách du lịch tăng gấp đôi nhưng vẫn tương đối nhỏ so với lượng gạo tiêu thụ trong nước hàng năm của Nhật Bản là hơn 7 triệu tấn, theo Oscar Tjakra, nhà phân tích tại Rabobank.

Nhật Bản đã đón kỷ lục 17,8 triệu du khách trong nửa đầu năm, cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Xu hướng đó vẫn tiếp diễn với 3,3 triệu du khách đến vào tháng 7, mức cao nhất từ ghi nhận theo số liệu thống kê du lịch của Nhật Bản.

Theo Tjakra, sản lượng gạo ăn ở Nhật Bản cũng đang giảm do những người nông dân trồng lúa lớn tuổi dừng làm việc trong khi người trẻ ngày càng tí theo nghề này. Nhà phân tích này giải thích thêm rằng một đợt nắng nóng và hạn hán trong nửa cuối năm ngoái đã làm ảnh hưởng đến mùa màng.

Ngoài yếu tố khách du lịch và sản lượng giảm, chính sách về gạo là nguyên nhân lớn nguyên nhân khiến nguồn cung giảm, theo Joseph Glauber, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực quốc tế. “Nền kinh tế gạo của Nhật Bản phần lớn vẫn bị cô lập khỏi thị trường thế giới”, Glauber nói với CNBC.

Nhật Bản áp dụng mức thuế 778% đối với gạo nhập khẩu để bảo vệ người dân trồng lúa. Mặc dù Nhật Bản cam kết nhập khẩu tối thiểu khoảng 682.000 tấn gaoj mỗi năm theo nghĩa vụ với Tổ chức Thương mại Thế giới nhưng gạo này phần lớn không đến tay người tiêu dùng mà được sử dụng để chế biến và làm thức ăn chăn nuôi.

Xuất khẩu gạo của Nhật Bản cũng tăng gấp 6 lần từ năm 2014 đến 2022 lên 30.000 tấn, theo Rabobank.

Giá gạo tăng đã đẩy lạm phát của Nhật Bản tăng cao hơn vào tháng 8. Tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái do chi phí năng lượng và thực phẩm tăng. Gạo và chocolate là 2 trong số những mặt hàng tăng mạnh nhất trong giỏ thực phẩm của người Nhật.

NGUỒN: CNBC


Tháng Chín 12, 2024
tuvanthuanthanh_san_luong_va_so_luong_don_dat_hang_moi_tiep_tuc_tang-e1726682249799.jpg

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 52,4 điểm trong tháng 8.

Báo cáo về Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Purchasing Managers’ Index (PMI) mới nhất của S&P Global cho thấy, các nhà sản xuất Việt Nam tiếp tục có sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng vào thời điểm giữa quý III. Mặc dù tăng trưởng của từng chỉ số này đã chậm lại so với mức gần kỷ lục của tháng 7, tốc độ tăng vẫn là mạnh và đã kéo theo mức tăng đáng kể nhất của hoạt động mua hàng trong hơn hai năm. Tuy nhiên, điểm kém tích cực hơn là việc làm đã giảm lần đầu tiên trong ba tháng.


Tháng Chín 11, 2024
tuvanthuanthanh_su_sut_giam_cua_nvidia_anh_huong_den_big_tech_ra_sao-e1726681593974.jpg

Sự giảm mạnh gần đây của Nvidia đang gây lo ngại về sự ổn định của các chỉ số chính như S&P 500 và Nasdaq 100.

Các cổ phiếu của Nvidia và các công ty công nghệ lớn khác đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường lên mức cao kỷ lục trong năm nay. Tuy nhiên, sự dao động gần đây của chúng đang khiến các nhà đầu tư lo lắng.

Sự giảm mạnh của cổ phiếu nhà sản xuất chip này đã khiến vốn hóa thị trường của Nvidia giảm 279 tỉ USD vào ngày 3/9, đây là mức giảm lớn nhất trong một ngày đối với một công ty của Mỹ. Cổ phiếu đã có dấu hiệu hồi phục vào ngày hôm sau, tăng 1% trong giao dịch buổi sáng.


Tháng Chín 10, 2024
tuvanthuanthanh_giam_50_le_phi_truoc_ba_lan_dau_voi_oto_lap-rap_trong_nuoc-e1726680235495.jpg

Đây là năm thứ 4 ưu đãi lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được áp dụng.

Theo nghị định vừa được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký ngày 29/8/2024, mức thu lệ phí trước bạ nộp lần đầu với ôtô, rơ moóc hoặc sơmi rơ moóc và các loại xe tương tự sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% từ 1/9/2024 đến 30/11/2024. Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ giúp thúc đẩy lượng tiêu thụ ôtô trên thị trường nói chung và ôtô lắp ráp trong nước nói riêng.


Tháng Chín 9, 2024
tuvanthuanthanh_quy_tac_70_20_10_trong_viec_lap_ngan_sach-e1726445789997.jpg

Trong tài chính cá nhân, việc lập ngân sách hiệu quả là chìa khóa để đạt được sự ổn định tài chính và xây dựng một tương lai an toàn.

Có rất nhiều phương pháp lập ngân sách và quy tắc 70-20-10 là một trong những quy tắc được nhiều người lựa chọn nhờ sự đơn giản và tính hiệu quả của nó.

Quy tắc 70-20-10 là một công thức quản lý tài chính cá nhân dựa trên tỉ lệ phần trăm của thu nhập sau thuế. Theo quy tắc này, 70% thu nhập được dành cho chi phí sinh hoạt hàng ngày, 20% để tiết kiệm và trả nợ, và 10% cuối cùng dành cho đầu tư dài hạn hoặc các hoạt động từ thiện.


Tháng Chín 7, 2024
tuvanthuanthanh_nghich_ly_bien_doi_khi_hau_nguoi_giau_mac_ao_len_trong_mua_he_tren_sa_mac-e1726445152340.jpg

Trong khi hàng ngàn công nhân phải chịu đựng cái nóng oi ả ngoài trời, nhiều người giàu vùng Vịnh vẫn phải mặc áo len để tránh lạnh khi đi mua sắm.

Ngồi trên xe máy gần một nhà bếp ở Dubai, mồ hôi chảy trên trán Mohamad khi anh đợi để nhận đơn đặt hàng bữa trưa. Thức ăn không dành cho anh; anh sẽ lái xe qua trung tâm tài chính và du lịch ngột ngạt này để giao cho khách hàng ngồi trong một tòa nhà chung cư có máy lạnh.


Tháng Chín 6, 2024
tuvanthuanthanh_khach_du_lich_an_do_dang_phu_song_the_gioi-e1726417840677.jpg

Ngoài thị thực, chuyến bay và giá cả, loại hình quảng cáo văn hóa mà một quốc gia đưa ra cũng góp phần lớn vào việc thu hút du khách Ấn Độ.

Nhà hàng Indian Express luôn đông đúc vào tối Thứ 6, khi thực khách từ khắp mọi miền Ấn Độ thưởng thức thịt nướng và cà ri. Kingfisher, một loại bia nhẹ của Ấn Độ, được phục vụ thoải mái trên nền nhạc Bollywood. Khung cảnh tương tự (mặc dù có phần tiết chế hơn) cũng diễn ra tại nhà hàng chay Radha Krishna nằm cuối đường. Đây là cảnh tượng có thể thấy ở bất kỳ thành phố nào ở Ấn Độ và hiện tại là cả ở Bangkok.


Tháng Chín 5, 2024
tuvanthuanthanh_nhung_con_cuong_mua_sam_da_quay_tro_lai-e1726186785706.jpg

Một yếu tố thúc đẩy mua hàng là sự phổ biến của dịch vụ mua trước trả sau, việc thiếu tiền mặt không còn là trở ngại mua sắm nữa.

Aria Liu, 17 tuổi, thường xuyên đăng video mua sắm lên kênh YouTube 300.000 người đăng ký của mình. Những đơn hàng quần áo và mỹ phẩm trị giá hàng nghìn USD được cô chia sẻ đến người xem bằng cách phát trực tiếp.


Call Now Button