Tháng Một 4, 2020
tuvanthuanthanh_kinh_doanh_an_uong-e1578099969461.jpg

Mỗi lần có ai hỏi tui về kinh nghiệm mở quán, tui hay kể họ nghe về con đường Phạm Văn Bạch. Cho những bạn chưa biết, thì đây là nơi tập trung các cửa hàng chuyên bán đồ cũ thu mua lại từ những quán chẳng may dẹp tiệm sớm. Bạn mở quán và muốn tiết kiệm chi phí mua sắm thì cứ chạy ra đây, tất cả mọi thứ cần thiết cho một cửa hàng ăn uống từ thượng vàng đến hạ cám đều có đủ. Tui hay nói với mọi người rằng, mỗi cái bàn, cái ghế, cái tô, cái chén ở con đường này chắc hẳn đều từng ấp ủ một ước mơ của người chủ cũ. Sự hiện diện của chúng ở đây cũng chính là một ước mơ đã tắt đi.


Tháng Mười Hai 6, 2019
tuvanthuanthanh_startup_tro_gia.jpg

Mô hình các start-up tìm cách phá vỡ một cách thức kinh doanh truyền thống nào đó bằng ứng dụng công nghệ đã đem lại nhiều thay đổi trong lối sống của mọi người, nhất là giới trẻ. Gót chân Achilles hiểm hóc nhất của mô hình này là lỗ lã triền miên bởi các start-up chọn con đường “trợ giá” cho giới trẻ để chiêu dụ họ – một con đường sẽ sớm phải chấm dứt.

Một nhà báo của tờ Atlantic kể bạn ông mời đi ăn nhẹ ở một quán rượu tại New York, trước đó đã dùng ứng dụng Seated để đặt chỗ. Điều phi lý nằm ở chỗ sau khi ăn sơ và gọi hai ly cocktail, ứng dụng Seated tặng hai người một phiếu 30 đô la Mỹ có thể sử dụng tại nhiều chỗ bán lẻ khác. Ông viết ông không tài nào hiểu được một ứng dụng cứ mỗi lần chiêu dụ được khách đặt chỗ cho các tiệm ăn đối tác lại phải xùy tiền thưởng ra, còn gấp nhiều lần tiền hoa hồng họ nhận được. Đây là kế hoạch kinh doanh của kẻ muốn tiêu cho hết các khoản đầu tư chứ start-up kiểu gì.


Tháng Mười Hai 2, 2019
tuvanthuanthanh-10-sai-lam-thuong-gap-khi-khoi-nghiep-thuong-mai-dien-tu-e1575305237503.png

Dù là mảng Online hay Offline, ngoài đời thực hay mang sản phẩm của mình vào “thế giới ảo”. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm đến những điểm khác biệt và những sai lầm. Ví dụ nhiều sai lầm ngớ ngẩn thường bị mắc phải bởi các công ty mang kinh doanh truyền thống lên mạng ngay từ lúc đầu. Nên hãy lưu ý để tránh mắc phải khi tạo dựng công việc kinh doanh của bạn.

1. DỒN NGÂN SÁCH VÀO PHÁT TRIỂN WEB VÀ BỎ QUA TIẾP THỊ

Trong thế giới thực tế, bạn sẽ có được lượng viếng thăm miễn phí chỉ bằng cách thiết lập cửa hàng ở góc phố. Điều tương tự không áp dụng cho thương mại điện tử. Tư tưởng “nếu bạn xây dựng nó, họ sẽ đến” vẫn còn tồn tại trong tâm trí của các doanh nhân nhiệt tinh mới lên internet. Nếu bạn muốn có một trang web thành công, hãy lên kế hoạch chi cho tiếp thị và tối ưu hóa trong năm đầu tiên nhiều như bạn chi cho phát triển trang web.


Tháng Mười Một 27, 2019
tuvanthuanthanh_nhan_su_khoi_nghiep-e1574856670841.png

Khó khăn, thách thức của start-up trong quá trình thu hút tuyển dụng và giữ chân nhân sự?

Những công ty khởi nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ và các nhóm công ty gia đình không có vốn lớn, không trường vốn và không có sự hậu thuẫn về tài chính, khó khăn chồng chất trong vòng 3 đến 5 năm đầu tiên.

Khó khăn lớn nhất là về tài chính. Với nguồn ngân sách hạn hẹp ban đầu và phải cân đối chi tiêu sát sao đặc biệt trong giai đoạn ban đầu khi chưa tới điểm hòa vốn, doanh nghiệp khó có thể có chế độ đãi ngộ, phúc lợi cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp lớn để thu hút lao động giỏi về với doanh nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải trả cao hơn các doanh nghiệp lớn ở một số vị trí để thu hút lao động nhưng vẫn không giữ chân lao động được lâu. Điều này gây tổn thất và lãng phí rất lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.


Tháng Mười Một 27, 2019
tuvanthuanthanh_starup_song_sot_qua_nam_dau_tien-e1574813677374.png

“97% các công ty khởi nghiệp thất bại ngay trong những năm đầu tiên. Chỉ 3% các startup có thể duy trì qua năm thứ 2 và thành công trong thực tế. Thị trường ngày càng khó khăn, những người khởi nghiệp quả thực có thể gọi họ là người hùng vì con đường khởi nghiệp rất chông gai, là cuộc chiến gian nan…”.

Ông Bảo Nguyễn, Chủ tịch Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp RAIF, CEO của Awareness Group chia sẻ tại Worshop “để khởi nghiệp không thất bại trong năm đầu” do Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp RAIF và học viện danh tiếng quốc tế tổ chức mới đây tại Tp.HCM.

Chỉ có sống sót được năm đầu thì mới có thể đi tiếp…

Ông Bảo cho rằng, trên thị trường khởi nghiệp hiện nay, rất ít doanh nghiệp thành công trong năm đầu tiên bởi thị trường ngày càng khó khăn, cạnh tranh khốc liệt. Chỉ có khoảng 3% các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể duy trì qua năm thứ 2 và thành công trong thực tế. Nhiều startup họ áp dụng tất cả các chiến lược đã học như tìm thị trường, quản lý tài chính, nhân sự, quảng cáo… nhưng vẫn không kỉ niệm được sinh nhật cho năm đầu tiên.


Tháng Mười Một 19, 2019
tuvanthuanthanh_cafe_nhuong_quyen.jpeg

Mặt bằng đẹp chiếm tới 50% phần thắng nên dù hai quán Aha, Cộng cà phê có nằm kề nhau ở góc phố, cả hai vẫn rất đông khách.

Mặt bằng đẹp + Giá vốn thấp

“Trong một khu vực, mặt bằng của quán không đẹp nhất thì cũng phải nhì! Nếu không đạt thì không duyệt”, cán bộ tư vấn nhượng quyền cho một chuỗi cà phê lớn dẫn đầu hệ thống hiện nay khẳng định.

Với kinh nghiệm phát triển mảng nhượng quyền của chuỗi, vị này tính toán, mặt bằng đẹp có thể quyết định tới 50% khả năng thu hồi vốn sớm cho nhà đầu tư.


Tháng Mười Một 18, 2019
tuvanthuanthanh_bung_no_nhuong_quyen.jpg

Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh vực thực phẩm, ăn uống hay giáo dục, thời gian tới xu hướng kinh doanh nhượng quyền còn được ngành bán lẻ phân phối hàng hóa tận dụng.

Với hơn 93 triệu dân, Việt Nam được đánh giá là một trong 3 thị trường bán lẻ sôi động nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (sau Trung Quốc và Indonesia) với tốc độ tăng trưởng gần 12%/năm. Theo dự báo, doanh thu bán lẻ của Việt Nam có thể lên tới gần 180 tỷ USD vào năm 2020.

Xu hướng các thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động, trong đó chủ yếu theo con đường nhượng quyền. Đến nay, đã có hàng trăm thương hiệu được nhượng quyền. Năm 2017, có 31 công ty nước ngoài đăng ký nhượng quyền ở Việt Nam. Các công ty này chủ yếu đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản trong lĩnh vực thức ăn nhanh (F&B), giáo dục, hàng tiêu dùng…


Tháng Mười Một 17, 2019
tuvanthuanthanh_kinh_doanh_nhuong_quyen.jpg

Nhiều người có xu hướng khởi sự kinh doanh bằng việc mua nhượng quyền thương hiệu để làm ngay mà không cần xây dựng thương hiệu, tuy nhiên có thể sẽ phải trả giá đắt nếu không biết cách thực hiện.

Vào năm 2013, chị Thuỷ, nay là giám đốc một công ty về logistics ở Hà Nội quyết định nhận nhượng quyền thương hiệu của một hãng thuộc top đầu ở Hàn Quốc về các sản phẩm dành cho mẹ và bé từ 0 đến 10 tuổi. Hãng này có tới hơn 860 cửa hàng ở xứ sở kim chi và nhiều nước khác trên thế giới vào thời điểm đó.

Do có nhiều năm phân phối độc quyền thành công các sản phẩm thuộc mảng kinh doanh khác của công ty kia ở Việt Nam và tạo được niềm tin, chị may mắn được đồng ý kinh doanh nhượng quyền tại thị trường Việt Nam mà không hề mất khoản phí nào từ phí nhượng quyền thương hiệu cho đến khoản phí phải trả dựa trên doanh thu mỗi tháng.


Tháng Mười Một 14, 2019
tuvanthuanthanh_kinh_doanh_fb.jpg

BÀI HỌC 1: Không phải mô hình nào cũng phát triển thành chuỗi được

Năm 2007, tôi có cùng một người em mở quán cà phê có tên Cafe 8 trên đường Nguyễn Văn Tố. Đây là quán cà phê đầu tiên ở Hà Nội bán các sản phẩm đồng giá 8.000/ly. Doanh thu cuối ngày là đếm cốc để tính ra tiền.

Quán ấy cũng đông, nhưng lại rất khó nhân rộng mô hình vì vướng mức giá 8.000 đồng. Sau một thời gian chúng tôi cũng có điều chỉnh giá lên, giống như trường hợp của Phở 24 trước đây. Ban đầu Phở 24 để mức giá là 24.000 đồng/bát, sau cũng phải tăng lên và con số 24 được lý giải lại là “24 loại gia vị cho vào bát phở”. Chúng tôi thì không nghĩ ra câu chuyện mới cho số 8 sau khi tăng giá. Sau 5 năm thì chủ nhà cũng đòi lại mặt bằng nên mô hình ấy dừng lại.


Call Now Button