Cách mạng thanh toán kỹ thuật số và ảnh hưởng tại châu Á

Tháng Năm 4, 2024by VinhKhang0
tuvanthuanthanh_cach_mang_thanh_toan_ky_thuat_so_va_anh_huong_tai_chau_a-e1715513122378.jpg

Thanh toán kỹ thuật số đang thay đổi cảnh quan tài chính ở châu Á, tạo ra sự thay đổi và thách thức đối với các hệ thống thanh toán truyền thống.

Cuộc cách mạng thanh toán kỹ thuật số đang diễn ra ở châu Á trở thành điểm nóng của sự đổi mới, tạo nên một số hệ thống thanh toán tiên tiến trên thế giới.

Mặc dù các hệ thống thanh toán hiện đại mang đến nhiều lợi ích và tính phổ biến, nhưng nhiều người vẫn ưa thích sử dụng các phương thức thanh toán truyền thống hơn. Lý do của điều này là bởi thói quen chi tiêu của người châu Á vẫn bị chi phối bởi các quy chuẩn văn hoá, thói quen, cảm giác an toàn và bảo mật, cũng như không tin cậy vào các hệ thống kỹ thuật số.

Thách thức cần vượt qua cho thanh toán số​

Hồi tháng 1, Cơ quan Giao thông Đất đai Singapore ủng hộ việc sử dụng thẻ ngân hàng liên kết với ứng dụng, sau khi nhận phản ánh từ công chúng rằng một số người dân, đặc biệt là người cao tuổi, gặp khó khăn trong việc chuyển đổi sử dụng thẻ tiền ảo.

Chính phủ đảo quốc sư tử đã phân bổ 40 triệu SGD (29,4 triệu USD) để duy trì hệ thống quản lý Ticket System. Điều này cho thấy giá trị của cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng các hệ thống thanh toán cũ.

Tại Nhật Bản, tiền mặt và các phương tiện thanh toán vật lý khác vẫn được sử dụng phổ biến. Theo dịch vụ nghiên cứu dữ liệu Statista, hơn 1/3 người tiêu dùng Nhật mua hàng trực tuyến thanh toán bằng tiền mặt tại các cửa hàng tiện lợi vào năm 2022. Tương tự ở Indonesia, việc thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ tại cửa hàng vẫn là hình thức phổ biến để thanh toán mua hàng trực tuyến.

Trong khi đổi mới và sự phát triển của công nghệ tài chính là ưu tiên hàng đầu tại châu Á, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số phải được thực hiện cẩn thận để những nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như những người không có tài khoản ngân hàng cũng như không có kỹ năng về kỹ thuật số, không bị bỏ lại phía sau và những người lo ngại về vấn đề bảo mật hoặc tội phạm mạng được yên tâm.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), gần 1/3 người trưởng thành trên thế giới không có tài khoản ngân hàng. Ở Đông Nam Á, hơn 70% dân số không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ ngân hàng. Tại châu Á nói chung, một nửa dân số không được tiếp cận với các dịch vụ internet di động.

Cuộc cách mạng thanh toán số ở châu Á mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế khu vực, bao gồm sự tiện lợi và khả năng tiếp cận tăng lên, hiệu quả cao hơn và tiết kiệm chi phí lớn hơn. Nó có thể mở rộng phạm vi của cả doanh nghiệp lớn và nhỏ, giảm bớt chi phí phi chính thức và nếu được xử lý tốt, tạo điều kiện cho tài chính toàn diện hơn.

Tiềm năng kinh tế của thanh toán kỹ thuật số tại châu Á​

Theo ông Kailash Madan, người đứng đầu bộ phận bán hàng toàn cầu tại Primer, ưu tiên cho tính toàn diện và tăng cường hiểu biết về nhu cầu đa dạng của người dùng là chìa khóa để mở khóa tiềm năng của các hệ thống thanh toán số ở châu Á. Để tạo ra một hệ thống thanh toán toàn diện hơn, cần ba yếu tố quan trọng: đảm bảo tương lai, tăng cường bảo mật và chi phí.

Touch ‘n Go ban đầu được giới thiệu ở Malaysia vào năm 1997 như một hệ thống thanh toán không tiếp xúc dựa trên thẻ thông minh, chủ yếu để thanh toán tại các trạm thu phí cao tốc nhưng sau đó đã mở rộng sang các dịch vụ như giao thông công cộng và bán lẻ.

Được thiết kế để tương thích với cơ sở hạ tầng hiện có, phương thức thanh toán này được giới thiệu để đa dạng các hình thức thanh toán, thay vì thay thế tiền mặt và các phương thức thanh toán truyền thống khác. Sự xuất hiện này đi kèm với một chiến dịch giáo dục, khuyến khích sử dụng và các phương tiện nạp tiền tiện lợi và dễ dàng tiếp cận.

Với thanh toán số, bảo mật là rất quan trọng, đặc biệt là đối với người dùng cao tuổi và các nhóm dễ tổn thương quan tâm đến việc vi phạm dữ liệu và quyền riêng tư. Ví dụ, hệ thống nhận dạng số Aadhaar của Ấn Độ đã làm mất niềm tin của người dân do vi phạm dữ liệu mặc dù nó mang lại những lợi ích về việc cung cấp dịch vụ công và bao gồm tài chính.

Ngược lại, cơ sở hạ tầng thanh toán mạnh mẽ và linh hoạt có thể nâng cao niềm tin và dễ được người tiêu dùng đón nhận. Bằng cách cho phép các hệ thống thanh toán và nhà cung cấp khác nhau tương tác một cách liền mạch, môi trường như vậy thúc đẩy tiêu chuẩn hóa giao thức giữa các bên khác nhau, đồng thời cho phép hợp tác để phát hiện và giải quyết những mối đe dọa mới một cách hiệu quả hơn.

Cần có cơ sở hạ tầng linh hoạt cho phép nhiều mạng thanh toán khác nhau cùng tồn tại. Ảnh: Nikkei Asia.

Cân nhắc các chi phí chuyển đổi cũng rất quan trọng trong cho một sự thay đổi công bằng và toàn diện. Các khoản trợ cấp hoặc gói ưu đãi nhằm khuyến khích việc sử dụng các phương thức thanh toán mới và cung cấp đủ thời gian chuyển đổi cho quá trình loại bỏ dần các phương thức thanh toán cũ có thể giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn như các nhà điều hành của các nền tảng thanh toán di động Trung Quốc Alipay và WeChat Pay đã khuyến khích việc sử dụng thông qua các khoản trợ cấp và khuyến mãi cho người tiêu dùng và nhà cung cấp.

Hợp tác là rất quan trọng để thúc đẩy các hệ thống thanh toán số bền vững. Như đã thấy ở Trung Quốc với WeChat Pay và Alipay và với Giao diện Thanh toán Thống nhất và Paytm của Ấn Độ, các mô hình thành công có thể được tích hợp suôn sẻ vào cuộc sống của người tiêu dùng, với sự hỗ trợ từ chính phủ. Khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến điều này với các hệ thống thanh toán mã QR như PayNow của Singapore và DuitNow của Malaysia.

“Công nghệ nên là một công cụ hỗ trợ cho mọi người. Khi các chính phủ và các công ty tham gia vào quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của cơ sở hạ tầng thanh toán châu Á, điều cần thiết là ưu tiên tập trung những nỗ lực này vào người dùng để mở đường cho một sự chuyển đổi bao gồm không tạo ra khoảng cách kỹ thuật số”, ông Madan cho biết.

Thành Khoa

Nguồn: nhipcaudautu

VinhKhang


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Call Now Button