Các quốc gia nghèo trên thế giới chịu áp lực tài chính khi lãi suất tăng cao
Lãi suất tăng kéo theo các chi phí lãi vay tăng cao đang đẩy các quốc gia yếu thế vào tình trạng ngập lặn trong nợ nần.
Theo hãng tin Financial Times, các quốc gia có thu nhập thấp trên thế giới sẽ phải đối mặt với những khoản nợ nước ngoài khổng lồ trong năm nay. Ước tính đây là những khoản thanh toán nợ đạt mức cao nhất trong 25 năm qua. Điều này khiến cho công tác đầu tư hệ thống y tế và giáo dục ở các quốc gia có thu nhập thấp đã khó khăn nay lại khó thêm.
Một nghiên cứu đã chỉ ra các khoản nợ công của những cá nhân không cư trú ở khu vực của nhóm 91 quốc gia nghèo nhất thế giới chiếm hơn 16% nguồn thu chính phủ trong năm 2023, và dự kiến con số này sẽ tăng thêm 1% vào năm kế tiếp. Số liệu các khoản nợ có chiều hướng tăng lên cao nhất kể từ năm 1998 do sự gia tăng đáng kể của chi phí lãi vay toàn cầu trong bối cảnh một loạt ngân hàng trung ương quyết định tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát.
Dữ liệu từ IMF, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho thấy nhiều quốc gia trong số 91 quốc gia mà Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm có thu nhập trung bình thấp và trung bình thấp hơn đang đối mặt với nhiều áp lực từ những khoản nợ trong nước, những khoản vay này do các nhà đầu tư đứng ra cho vay, trong khi nguồn lực tài chính lại hạn chế.
Trước tình hình này, nhiều tổ chức quốc tế lo ngại về nguy cơ xảy ra hàng loạt vụ vỡ nợ công tại các quốc gia nghèo trên thế giới. Nhằm ngăn chặn nguy cơ này bùng nổ, IMF và Ngân hàng Thế giới đã khuyến nghị các tổ chức cho vay đa phương và những chủ nợ nước ngoài thực hiện “các biện pháp toàn diện” xóa nợ đối với các quốc gia có thu nhập thấp, bởi hiện nay, ngay cả IMF lẫn Ngân hàng Thế giới đều không đủ vốn để đơn phương cứu trợ. Nếu tiếp tục để tình trạng nợ công nước ngoài tăng cao, một cuộc khủng hoảng tài chính có thể nhấn chìm các quốc gia yếu thế nhất trên thế giới.
Bà Heidi Chow, Giám đốc Điều hành tổ chức cộng đồng Deb Justice, cho biết chi phí tài chính tăng cao và gánh nặng nợ nần chồng chất của những quốc gia có thu nhập trung bình thấp đang trở thành “những bóng ma” bao trùm lên tâm trí các chính phủ nước này. Nhiều quốc gia đã phải cắt giảm ngân sách dùng cho dịch vụ công, đối phó với biến đổi khí hậu để thanh toán các khoản nợ ngày càng tăng cao. Theo bà Chow, cần có những cơ chế để nhanh chóng xóa nợ cho các nước có nhu cầu trước khi làn sóng vỡ nợ công xảy ra.
Một trường hợp điển hình có thể nói đến là Sri Lanka, một quốc gia ở khu vực Nam Á. Số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy quốc gia này đang đối mặt với các khoản thanh toán nợ khổng lồ khi con số bằng 75% nguồn thu của chính phủ trong năm 2023. Còn theo báo cáo của IMF thì số khoản nợ của Sri Lanka quy ra sẽ tương đương gần 28% GDP quốc gia. Năm ngoái, nước này lâm vào tình cảnh gần như vỡ nợ vì đứt gãy nguồn cung sau đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột chính trị Ukraine – Nga. Khả năng điều động vốn cũng như tiếp cận nguồn tài chính mới của Sri Lanka gần như bằng không.
Zambia (Nam Phi) và Ghana (Tây Phi) là 2 quốc gia đã không thể thanh toán các khoản nợ nần trong năm 2020 và năm 2022. Cả 2 nước này đều có khoản nợ công trong nước ở mức cao và phải đối mặt với nhiều sức ép kinh tế. Pakistan, quốc gia ở khu vực Nam Á, giới phân tích cho rằng nước này có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo IMF nhận định về tình hình tài chính thực thế của Pakistan, các khoản nợ của chủ nợ nước ngoài tương đương 28% GDP, các khoản nợ trong nước là 37% GDP. Nguồn dự trữ ngoại hối của những nước này gần như đã cạn kiệt.
Quỳnh Như
Nguồn: nhipcaudautu