Kinh tế Trung Quốc và tác động tới Việt Nam

Tháng Tám 22, 2023by VinhKhang0
tuvanthuanthanh_kinh_te_trung_quoc_va_tac_dong_toi_viet_nam-e1693809724447.jpg

Mirae Asset cho biết họ nhận thấy tác động của Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam mặc dù vẫn rất đáng kể, nhưng đang giảm đi.

Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn sau khi mở cửa trở lại, bao gồm tiêu dùng suy yếu, tỉ lệ thất nghiệp cao và khủng hoảng bất động sản ngày càng nghiêm trọng. Mặc dù có nhiều lo ngại về sự trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc, Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng tăng trưởng GDP của Trung Quốc vẫn là tăng trưởng dương, đặc biệt khi chính sách tiền tệ tiếp tục theo hướng hỗ trợ

Về mặt tích cực, Mirae Asset cho biết họ nhận thấy tác động của Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam, mặc dù vẫn rất đáng kể, nhưng đang giảm đi.

Đối với du lịch, trong 7 tháng đầu năm 2023, tỉ trọng du khách Trung Quốc chiếm 11% (so với 2022: 3%), thấp đáng kể so với mức trên 30% thời kỳ trước đại dịch (giai đoạn 2017−2019).

Về xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Một số mặt hàng xuất khẩu chính sang Trung Quốc như máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện (+13,6% so với cùng kỳ), rau quả (+127,3% so với cùng kỳ) có mức tăng trưởng ấn tượng trong 7 tháng đầu năm 2023. Tính chung 7 tháng, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 2,4% so với cùng kỳ, là điểm sáng trong khi các thị trường xuất khẩu khác sụt giảm so với cùng kỳ.

Đối với nhập khẩu, Trung Quốc vốn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 33% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Việt Nam chủ yếu nhập máy móc thiết bị, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, vải các loại, điện thoại và linh kiện, sắt thép các loại. Trong 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 18% so với cùng kỳ (so với 2022: +7% so với cùng kỳ) trong bối cảnh sản xuất công nghiệp trong nước chậm lại.

Cuối cùng là ở khía cạnh dòng vốn FDI, Mirae Asset cho rằng để quản trị rủi ro từ việc chuyển đổi cấu trúc, rủi ro địa chính trị, cũng như sự chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc, các nhà sản xuất sẽ có động lực tìm kiếm thị trường mới để đặt nhà máy. Trong bối cảnh đó, Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn khi các doanh nghiệp cân nhắc chiến lược Trung Quốc+1, nhờ Việt Nam thúc đẩy đầu tư công để phát triển cơ sở hạ tầng và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia VIII được thông qua gần đây, cũng như chính sách hỗ trợ cho sự phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh các yếu tố rủi ro kể trên, Mirae Asset cho biết họ nhận thấy kinh tế Việt Nam nói chung đã có những dấu hiệu khởi sắc ban đầu: 1) Chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 7, mặc dù vẫn dưới ngưỡng 50 điểm, nhưng đây là lần suy giảm nhẹ nhất trong 5 tháng gần đây; 2) Sản xuất công nghiệp tháng 7 khởi sắc hơn tháng trước, ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ; 3) Xuất khẩu sang Mỹ (-20,8% so với cùng kỳ), EU (-7,9% so với cùng kỳ) và ASEAN (-8,3% so với cùng kỳ) bắt đầu thu hẹp đà giảm; 4) Doanh thu doanh thu du lịch lữ hành tăng 53,6% so với cùng kỳ trong 7 tháng đầu năm 2023 nhờ vào khách quốc tế tiếp tục hồi phục (tăng gấp 6,9 lần cùng kỳ năm trước); trong đó, khách từ Hàn Quốc đã hồi phục lại mức bình quân trước dịch COVID, chiếm gần 29% tổng lượt khách trong 7 tháng đầu năm 2023.

Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng rất lớn đến từ việc Chính phủ đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được hỗ trợ bởi chính sách tài khóa và tiền tệ.

Nhât Lệ

Nguồn: nhipcaudautu

VinhKhang


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Call Now Button