Thuốc lá thế hệ mới: Quản lý như thế nào là phù hợp?
Bộ Công thương sẽ trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định 67 về quản lý thuốc lá để trước mắt đưa thuốc lá làm nóng (TLLN) vào quản lý.
Bối cảnh thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng
Theo một khảo sát điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh thành vào năm 2020 của Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ sử dụng TLĐT đã tăng tới 18 lần. Những số liệu này đặt ra câu hỏi: Liệu việc chỉ đưa TLLN vào quản lý đã thực sự toàn diện? Trong khi, số lượng người biết và dùng TLĐT nhiều hơn đáng kể so với TLLN, và hiện đang có xu hướng tăng nhanh hơn so với TLLN, song sản phẩm này hiện chưa được đề xuất đưa vào quản lý.
Việc triển khai quản lý TLLN trước mà bỏ ngỏ TLĐT sẽ bỏ trống quản lý phần lớn thị trường TLTHM, và không giải quyết toàn diện bài toán về nhu cầu người tiêu dùng và thị trường, trong đó có vấn đề nhập lậu, thiếu nhận thức khi tiếp cận các sản phẩm TLTHM…
Dựa trên bối cảnh thị trường, nhu cầu người tiêu dùng, đặc tính các sản phẩm và đặc biệt là kinh nghiệm quốc tế, nhiều ý kiến cho rằng thuốc lá thế hệ mới nên được được thí điểm quản lý đồng thời.
Không khó để người tiêu dùng, bất kể lứa tuổi, tiếp cận những địa chỉ bán thuốc lá thế hệ mới (TLTHM), bao gồm thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá làm nóng (TLLN), thông qua tìm kiếm trên Google, Facebook,…. Nguồn cung cấp dồi dào phản ánh thực trạng rằng một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng đang tìm đến thuốc lá thế hệ mới như một lựa chọn thay thế cho việc hút thuốc lá truyền thống hiện tại.
Bộ Công thương cho biết sẽ trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định 67 về quản lý thuốc lá để trước mắt đưa TLLN vào quản lý, vì đây là sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá, phù hợp với định nghĩa của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá hiện hành. Tuy nhiên, đề xuất quản lý chỉ một loại TLTHM trước trong bối cảnh hiện tại đang gặp phải những ý kiến trái chiều.
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế
Theo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, TLĐT là đối tượng chính trong nhiều nghiên cứu tiềm năng giảm thiểu tác hại của TLTHM và được đưa vào quản lý, lưu hành một cách phổ biến. Tiêu biểu có thể kể đến Anh, Canada, New Zealand, hay Hoa Kỳ.
Anh đã xây dựng khung pháp lý để quản lý, cho phép lưu hành TLĐT và khuyến cáo người dùng dần chuyển sang các sản phẩm này nếu không thể cai thuốc lá hoàn toàn vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Trong đó, các quy định nổi bật nhất bao gồm:
Thứ nhất, các nhà sản xuất chỉ cần tuân thủ việc áp dụng cảnh báo sức khoẻ bằng chữ trên tất cả sản phẩm có chứa nicotine, thay vì áp dụng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh như thuốc lá truyền thống.
Thứ hai, các nhà sản xuất được phép thực hiện một số hình thức quảng cáo ngoài trời, in ấn, để cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm cho người hút thuốc và người dùng nicotine. Song song, họ cũng quy định nghĩa vụ xác minh độ tuổi của người bán nhằm đảm bảo người dưới 18 tuổi không tiếp cận với TLĐT. Ngoài ra, TLĐT chịu thuế giá trị gia tăng như các sản phẩm tiêu dùng thông thường, và không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao như thuốc lá điếu.
Tương tự Anh, Bộ Y tế Canada khuyến khích người hút thuốc cai hẳn hoặc chuyển đổi sang các sản phẩm thay thế ít tác hại hơn. Tuy nhiên, dù là sản phẩm thuốc lá nào thì chính phủ cũng thiết lập hành lang pháp lý chặt chẽ, yêu cầu các nhà cung cấp không bán sản phẩm cho người trong độ tuổi vị thành niên – cụ thể là 21, 19 hoặc 18 tuổi tuỳ từng bang. Các sản phẩm cũng cần được dán cảnh báo sức khỏe bằng chữ để đảm bảo cung cấp thông tin xác thực cho người dùng.
Đây cũng là xu hướng chung trên toàn cầu khi đã có khoảng 80 quốc gia ban hành quy định kiểm soát việc lưu hành TLTHM.
Hoàng Kim
Nguồn: nhipcaudautu