Tại sao cấm giao dịch vàng và kim cương Nga ở Mỹ lại rất khó khăn?

Tháng Năm 20, 2022by VinhKhang0
tuvanthuanthanh_cam_giao_dich_vang_va_kim_cuong_nga_rat_kho_khan-e1654357522476.jpg

Vàng và kim cương Nga vẫn có thể giao dịch tại Mỹ mặc cho các lệnh trừng phạt căng thẳng, trừ khi các công ty và chính phủ thắt chặt kiểm soát.

Về lý thuyết, các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đều cấm việc bán vàng và kim cương từ Nga. Nhưng trên thực tế, đá quý và kim loại quý của Nga vẫn có khả năng thâm nhập thị trường phương Tây, thường thông qua một mạng lưới trung gian toàn cầu khó kiểm soát.

“Cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để đảm bảo Nga không thể sử dụng dự trữ vàng của mình để tài trợ cho các hành động tàn bạo đang được thực hiện trên khắp Ukraine” Hạ nghị sĩ Elissa Slotkin cho biết, trong một tuyên bố bày tỏ sự ủng hộ đối với luật đề xuất hạn chế nhập khẩu vàng của Nga.

Phần lớn nguyên nhân là do kim cương đã qua xử lý và đồ trang sức thành phẩm thường được nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là chúng có thể được đưa vào Mỹ một cách hợp pháp, ngay cả khi nguyên liệu thô ban đầu đến từ Nga, các thợ kim hoàn cho biết.

Đá quý và kim loại quý của Nga vẫn có khả năng thâm nhập thị trường phương Tây thông qua một mạng lưới trung gian toàn cầu khó kiểm soát. Ảnh: Bloomberg.

Nga chiếm khoảng 1/10 nguồn cung vàng toàn cầu và 30% nguồn cung kim cương, nước này có một kho vàng trị giá khoảng 140 tỉ USD, theo Hội đồng Vàng Thế giới. Các nhà phân tích trong ngành trang sức cho biết giá trị kho kim cương của nước này không được tiết lộ nhưng ước tính có giá trị tương tự.

Nguồn gốc thực sự của vàng và kim cương thường khó phân biệt: ví dụ như vàng Nga có thể được sử dụng trong đồ trang sức được sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc kim cương Nga được đánh bóng ở Ấn Độ và sau đó tái xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu các nhà kim hoàn và người tiêu dùng Mỹ yêu cầu truy xuất nguồn gốc đầy đủ, vấn đề đó sẽ được giải quyết.

Mỹ nhắm vào những viên kim cương sáng bóng của Nga như một phần của làn sóng trừng phạt, trong những tuần sau cuộc xâm lược Ukraine hồi tháng 2. Sau đó, vào tháng 4, họ đã trừng phạt Alrosa, nhà sản xuất kim cương khổng lồ của Nga, chịu trách nhiệm về 90% tổng nguồn cung của đất nước.

Bên cạnh việc kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với Alrosa, vào tháng 4, một nhóm đại diện quốc hội lưỡng đảng đã viết thư cho chính quyền Tổng thống Biden cảnh báo về những sơ hở trong cách kiểm soát dòng chảy trang sức, đặc biệt là việc Nga dễ dàng xuất khẩu kim cương qua các nước thứ ba. Họ kêu gọi Bộ Tài chính thay đổi cách xác định quốc gia xuất xứ và làm việc với các nước như Ấn Độ để ngăn chặn đường dẫn cho các tài sản Nga bị trừng phạt.

Liên minh châu Âu cũng đã trừng phạt vàng và đồ trang sức của Nga.

GGTI (Sáng kiến minh bạch vàng toàn cầu) đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tăng cường các biện pháp trừng phạt bằng cách “vá” các lỗ hổng và quy định việc xử lý nguyên liệu thô từ Nga là bất hợp pháp, ngay cả khi nguyên liệu đó được nhập từ các nước thứ ba.

Các công ty lớn của phương Tây thường dựa vào các tổ chức độc lập như Hội đồng trang sức để chứng nhận đá quý và kim loại quý thỏa các nguyên tắc được đưa ra. Nhưng chiến tranh Ukraine đã khiến hệ thống này rơi vào tình trạng căng thẳng.

Vào tháng 3, mặc cho áp lực từ các hội viên, hội đồng đã đình chỉ Alrosa, khiến một số công ty kim hoàn hàng đầu thế giới – bao gồm Tập đoàn Kering (chủ sở hữu Gucci), Pandora và Richemont (chủ sở hữu Cartier) – rời bỏ tổ chức, với lý do họ không liên quan đến việc khai thác của Nga. Giám đốc điều hành của hội đồng cũng từ chức.

Viên kim cương màu hổ phách lớn nhất (236 carat) từng được Alrosa khai thác ở Nga. Ảnh: Alrosa.

Một số công ty kim hoàn lớn đnag tích cực đưa ra giải pháp. Chủ sở hữu của Tiffany & Co và Louis Vuitton, Tập đoàn LVMH, cho biết họ đang làm việc để loại nguồn cung kim cương Nga, trong khi nhà bán lẻ đồ trang sức kim cương lớn nhất thế giới, Signet Jewelers, cho biết sẽ ngừng mua kim cương Nga.

Những công ty khác trong ngành như Mses. Miller và Wheeler đã kêu gọi các “đồng môn” minh bạch hơn về nguồn cung ứng để chứng tỏ sự “bài trừ” Nga của họ.

Các công ty kim hoàn nhỏ hơn của Mỹ cũng đang cố gắng điều chỉnh. Ông Bob Goodman, một thợ kim hoàn, cho biết ông sẽ không nhận thêm bất kỳ viên đá quý nào có nguồn gốc từ Nga. Và chỉ mua vàng từ những nguồn có thể truy xuất nguồn cung.

Tuy nhiên, vàng với nguồn cung rõ ràng thường có giá cao hơn khoảng 20%, ông Goodman cho biết, nhiều nhà kim hoàn Mỹ có thể lo ngại về tỷ suất lợi nhuận của họ hơn là việc họ có thể đang gián tiếp tài trợ cho chiến tranh ở một nơi xa xôi.

Gia Khánh

Nguồn: nhipcaudautu

VinhKhang


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Call Now Button