Seed Funding Là Gì? Tại Sao Các Startup Lại Cần Đến Seed Funding?
1- Thế nào là Seed Funding?
Theo cách đánh giá thông thường tại Silicon Valeey, Seed Money là nguồn vốn đầu tiên mà startup có thể nhận được sau tiền túi của chính những sáng lập viên. Là cấp độ đầu tiên trong các hình thức đầu tư mạo hiểm, seed money thường có giá trị nhỏ (từ 10.000 – 20.000$) với mục đích là trang trải các chi phí duy trì startup trong giai đoạn đầu. Nói cách khác, seed money tạo điều kiện cho các startup phát triển sản phẩm/ mô hình kinh doanh đủ hoàn thiện để hấp dẫn các nguồn đầu tư khác. Đổi lại, các nhà đầu tư sẽ nhận lại một khoản cổ phần nhỏ – dưới 10% của startup.
Các nhà đầu tư Seed Money – các Seed Fund có thể đến từ rất nhiều nguồn. Các nhà đầu tư cá nhân, các angel investor (thường là các chuyên gia đã thành công trong ngành), các quỹ đầu tư, v..v.
2- Lợi ích của Seed money:
♦ Sức ép: quyền lợi luôn luôn đi kèm với nghĩa vụ. Tương tự, khi đầu tư cho bạn 2 triệu $, nhà đầu tư có quyền kỳ vọng ở bạn nhiều thứ. Sức ép sẽ đến theo từng bản báo cáo quý, trong những buổi họp với nhà đầu tư. Và đứng trước sức ép, người ta thường dễ mắc sai lầm hơn. Đồng thời, khi bạn cũng sẽ có ít sự lựa chọn hơn. Nhận một khoản đầu tư lớn cũng có nghĩa bạn cam kết sẽ gắn bó nhiều năm với ý tưởng này.
♦ Quyền kiểm soát: Như đã nói, đầu tư seed-fund thường chỉ lấy dưới 10% cổ phần của một startup, trong khi con số này tại các quỹ đầu tư truyền thống là từ 20-30%.Quá trình ra quyết định, tầm nhìn của bạn sẽ chịu một sự tác động lớn từ các nhà đầu tư.
♦ Mentoring: Các Seed Fund hàng đầu như Y-Combinator , TechStars hay Common Angels đều cho rằng giá trị lớn nhất họ mang lại cho các startup không phải là tiền, mà là họ thực sự cùng tham gia với startup để xây dựng nên một-thứ-gì-đó. Các nhà đầu tư seed-money thường đều đã từng khởi nghiệp thành công với công ty của mình, hoặc là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành. Trong khi đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm thường tràn ngập những MBA, giàu kinh nghiệm trong tài chính và quản lý nhưng sẽ giảm nhiều giá trị nếu bạn cần ý kiến về công nghệ/ sản phẩm.
♦ Sự tập trung: Nguyên nhân “tử vong” hàng đầu của các startup? Cố gắng tăng trưởng quá nhanh. Trước những thành công ban đầu, rất nhiều startup đã ngay lập tức đầu tư quá nhiều tiền vào các hoạt động “thúc đẩy tăng trưởng” như thuê thêm nhân viên, đổ tiền vào Marketing/ PR, thuê văn phòng và cũng “nhanh chóng” trở thành một tổ chức cồng kềnh, nặng nề và kém linh hoạt trước những biến đổi của thị trường. Khi đã đi quá xa trên một con đường, bạn sẽ có rất ít động lực để quay lại và sẽ là quá trễ khi bạn nhận ra phía trước là mép vực. Cách tốt nhất để bạn tránh thảm kịch này? Không đổ quá nhiều “xăng”, do đó bạn sẽ đi một cách cẩn thận hơn.
♦ Định giá cao hơn: Việc đã từng được đầu tư seed-money sẽ giúp bạn có giá trị cao hơn khi tới các vòng đầu tư sau bởi các nhà đầu tư sẽ thấy rằng đã có nhà đầu tư khác tin tưởng bạn, thậm chí trước khi bạn có thể đưa ra một sản phẩm cụ thể. Đồng thời, founder cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý vốn đầu tư, điều hành team.
♦ Nhanh chóng: Trong hoạt động đầu tư mạo hiểm thông thường, bạn sẽ cần chuẩn bị nhiều tài liệu, slide, nhiều buổi gặp trong nhiều tháng với nhà đầu tư. Một seed-fund như Y-Combinator có thể quyết định đầu tư chỉ sau 2 buổi nói chuyện.
Lựa chọn nào là phù hợp?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc từng dạng startup. Seed-money sẽ đặc biệt phù hợp nếu bạn muốn thử nghiệm ý tưởng của mình về sản phẩm/ thị trường xem “liệu có ra cái gì không”? Mặt khác, nếu bạn có cơ sở vững chắc để tin rằng sản phẩm của mình sẽ thành công, đồng thời cần chạy đua với thời gian để chiếm lĩnh thị trường, một vụ đầu tư lớn sẽ là lựa chọn thích hợp. Trong trường hợp này, cả tiền lẫn sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các quỹ đầu tư mạo hiểm đều sẽ rất cần thiết.
Nguồn: Babuki