Thị Trường Sản Phẩm Dưỡng Da Việt Nam 2018

Tháng Sáu 13, 2019by VinhKhang0
tuvanthuanthanh_sanphamduongda-e1560381807834.jpg

Nhờ ảnh hưởng của ngành công nghệ làm đẹp của Hàn Quốc và Nhật Bản, phụ nữ Việt ngày càng quan tâm và do đó đầu tư hơn vào mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm dưỡng da. Cả 2 công ty phân tích thị trường nổi tiếng là Nielsen và Euromonitor đều đánh giá ngành mỹ phẩm và đặc biệt là thị trường sản phẩm dưỡng da rất tiềm năng.

QUY MÔ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM DƯỠNG DA Ở VIỆT NAM

❖ Năm 2018, doanh thu của sản phẩm dưỡng da được ước tính là 8.2 nghìn tỷ VNĐ.
❖ Đơn giá trung bình tăng nhẹ trong năm 2018 do ảnh hưởng của lạm phát.
❖ Trong giai đoạn từ 2017-2022, sản phẩm dưỡng da dự kiến sẽ ghi nhận CAGR là 11% để đạt được 12.4 nghìn tỷ đồng vào năm 2022.

XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

❖ Sản phẩm làm trắng da vẫn là loại được yêu cầu nhiều nhất trong chăm sóc da không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước châu Á khác. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm thẩm mỹ ở Việt Nam: truyện cổ tích (đa số các nhân vật trong truyện đều có làn da trắng như tuyết), thơ văn (Thuý Kiều, Thuý Vân, Mị Nương,… đều được miêu tả có làn da trắng sáng), phim ảnh (các diễn viên trong phim Hàn, Nhật, Trung được yêu thích ở châu Á đều có da siêu trắng), ngoài ra trong quan niệm của người Việt, làn da trắng gợi lên sự sáng sủa và dễ dàng nhận được thiện cảm từ người đối diện.

❖ Mức độ thường xuyên sử dụng các sản phẩm dưỡng da đang ngày được tăng lên vì đa số các hãng mỹ phẩm đều khuyến khích dùng sản phẩm 2 lần (sáng và tối) mỗi ngày. Ngoài ra, một xu hướng nổi bật trong sử dụng sản phẩm dưỡng da là 7 bước dưỡng da của Hàn Quốc/Nhật Bản, vì thế số lượng sản phẩm trung bình trên từng người tiêu dùng sẽ tăng lên. Thị trường cũng sẽ đi theo hướng đòi hỏi những sản phẩm ở dòng cao cấp.

❖ Số người mua sắm mỹ phẩm trực tuyến cũng đang gia tăng, với 57% số người sử dụng mỹ phẩm đã từng mua mỹ phẩm trực tuyến và 72% số này đã từng mua mỹ phẩm qua mạng xã hội. Trong đó, Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất để mua sắm mỹ phẩm. Shopee là trang thương mại điện tử phổ biến nhất để mua các sản phẩm làm đẹp.

❖ Vì sự phát triển của internet và mạng xã hội nên người tiêu dùng đã trở nên hiểu biết hơn về các sản phẩm dưỡng da (về thành phần, công dụng, lẫn địa điểm mua), vì thế họ trở nên cẩn trọng hơn khi mua. Họ thường sẽ tìm đọc review về sản phẩm hoặc hỏi bạn bè, bác sĩ trước khi quyết định mua.

❖ Từ năm 2017, sản phẩm chăm sóc da từ Nhật Bản dẫn đầu xu hướng và chứng kiện sự phát triển vượt bậc. Những thương hiệu của Nhật cung cấp cả sản phẩm bình dân và cao cấp. Ngoài Shiseido, một trong những công ty hàng đầu về chăm sóc da và có rất nhiều cửa hàng tại Việt Nam, các thương hiệu lớn khác như Hada Labo của Rohto-Mentholatum Vietnam Co Ltd và Kose, do Cty TNHH Mỹ Phẩm Đại Phúc phân phối cũng đang dần tập trung thêm vào thị trường Việt Nam.

❖ Dược mỹ phẩm bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ năm 2012 khi càng nhiều người có nhận thức hơn về sự cần thiết của việc bảo vệ làn da chống lại ô nhiễm môi trường và các hoá chất chăm sóc da độc hại. Trong giai đoạn dự báo, dược mỹ phẩm là một trong những xu hướng phát triển nhanh nhất trong thị trường chăm sóc da ở Việt Nam.

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG

1. Dưỡng toàn thân: 7% giá trị thị trường

2. Dưỡng da mặt: 92% giá trị thị trường
❖ Trị mụn
❖ Mặt nạ
❖ Sữa rửa mặt
❖ Kem dưỡng da: cao nhất trong phân khúc này với 46% giá trị thị trường
❖ Dưỡng môi
❖ Chống lão hoá

3. Dưỡng da tay: 1% giá thị thị trường

NHỮNG CÔNG TY ĐỨNG ĐẦU

Thị trường sản phẩm dưỡng da phân mảnh với rất nhiều người chơi, nên mức độ cạnh tranh vẫn gay gắt và việc đầu tư vào marketing là rất quan trọng. Hiện có khoảng 430 doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước nhưng thị phần lại chủ yếu nằm trong tay một số hãng nước ngoài như L’Oréal, Shiseido, Clarins… Hiện có khoảng 100 nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam, tuy nhiên 90% là nhập khẩu.

❖ Unilever: dẫn đầu thị trường, chiếm khoảng 11% tổng thị trường, thương hiệu nổi tiếng: Pond’s
❖ Beiersdorf Vietnam: Nivea
❖ LG Vina Cosmetics: Ohui (dòng mỹ phẩm cao cấp), The Face Shop (dòng mỹ phẩm bình dân)
❖ Shiseido Cosmetics Vietnam: Shiseido
❖ L’Oréal Vietnam Co Ltd: L’Oréal
❖ AmorePacific Vietnam: Laneige, Innisfree

HÀNH VI KHÁCH HÀNG

❖ Những lý do khiến khách hàng sử dụng sản phẩm dưỡng da:
✓ Tiện lợi, không mất nhiều thời gian để chuẩn bị (69%)
✓ Nhiều loại sản phẩm thích hợp với các loại da khác nhau (61%)
✓ Rất công hiệu (55%)

❖ Những lý do khiến khách hàng bất mãn với việc sử dụng sản phẩm dưỡng da:
✓ Tốn tiền (68%)
✓ Dễ làm da dị ứng (46%)
✓ Không hiệu quả (12%)

Babuki

Nguồn: Euromonitor, Người đồng hành, Di-Marketing, JohnsonBeauty, QandMe

VinhKhang


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Call Now Button