Số hóa không đồng đều trên toàn cầu

Tháng Tư 22, 2024by VinhKhang0
tuvanthuanthanh_so_hoa_khong_dong_deu_tren_toan_cau-e1714699287325.jpg

Năm 2022, 1/3 dân số toàn cầu vẫn ngoại tuyến, trong đó một số khu vực ở châu Á và châu Phi vẫn có tỉ lệ sử dụng Internet rất thấp.

Công nghệ kỹ thuật số đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, làm thay đổi truyền thông, kinh doanh, y tế, giáo dục, v.v. Tuy nhiên, hàng tỉ người trên thế giới vẫn chưa kết nối mạng và tiến bộ kỹ thuật số không đồng đều.

Bản đồ dưới đây là mức sử dụng Internet theo khu vực dựa trên dữ liệu từ Báo cáo xu hướng và tiến bộ kỹ thuật số năm 2023 của Ngân hàng Thế giới. Từ năm 2018 đến năm 2022, thế giới có thêm 1,5 tỉ người dùng Internet mới.

Chỉ riêng năm 2020, tỉ lệ dân số toàn cầu sử dụng internet đã tăng 6% (500 triệu người), đánh dấu mức tăng vọt cao nhất trong lịch sử. Đặc biệt, Ấn Độ có tỉ lệ áp dụng cao. Chẳng hạn, năm 2018, chỉ có 20% người Ấn Độ sử dụng Internet, đến năm 2022 tỉ lệ này đã tăng lên hơn 50%. Tuy nhiên, tiến trình số hóa không đồng đều cả trong và giữa các quốc gia.

Vào năm 2022, 1/3 dân số toàn cầu vẫn ngoại tuyến, trong đó một số khu vực ở châu Á và châu Phi vẫn có tỉ lệ sử dụng Internet rất thấp. Chẳng hạn, hơn một nửa số doanh nghiệp ở Burkina Faso, Ethiopia, Ghana và Senegal được cho là thiếu kết nối Internet.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, khi Internet tốc độ cao trở nên phổ biến, xác suất một cá nhân được tuyển dụng tăng tới 13% và tổng số việc làm trên mỗi công ty tăng lên tới 22%. Hơn nữa, xuất khẩu của công ty tăng gần gấp bốn lần nhờ có Internet tốc độ cao. Trên khắp châu Phi, phạm vi phủ sóng 3G có liên quan đến việc giảm tỉ lệ nghèo cùng cực, với mức giảm 10% ở Senegal và 4,3% ở Nigeria.

Tại Việt Nam tình hình sử dụng các công nghệ số đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội cũng đạt con số 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số. Tổng số kết nối di động đang hoạt động là 161,6 triệu, tương đương với 164,0% tổng dân số.

Dữ liệu này cho thấy, Việt Nam có tổng số người dùng Internet và mạng xã hội đáng kể, cùng với số lượng kết nối di động vượt quá tổng dân số. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng rủi ro về an ninh mạng.

Với số lượng người dùng lớn, các hệ thống như website, ứng dụng hoặc email doanh nghiệp trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các tấn công và vi phạm bảo mật. Do đó, việc đảm bảo an ninh mạng là một thách thức mà các doanh nghiệp và tổ chức cần quan tâm. Để giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp CNTT, an ninh mạng chất lượng.

Trọng Hoàng

Nguồn: nhipcaudautu

VinhKhang


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Call Now Button