Văn hóa công ty

Tháng Chín 30, 2017by admin0

Trong những năm gần đây nhiều sách báo đã viết về văn hóa trong các cơ quan tổ chức mà thường được biết đến với tên gọi văn hóa công ty. Trong từ điển, từ văn hóa được định nghĩa là “hành vi của những năng lực đạo đức và tư duy phát triển, đặc biệt thông qua giáo dục”.

Bài viết này sẽ sử dụng một định nghĩa hơi khác một chút về văn hóa “văn hóa là những nguyên tắc về đạo đức, xã hội và hành vi ứng xử của một tổ chức dựa trên những tín ngưỡng, tư tuởng và sự ưu tiên của những thành viên của tổ chức ấy”. Các thuật ngữ “văn hóa tiên tiến” hay “văn hóa sơ khai” đều có thể áp dụng cách định nghĩa thứ nhất nhưng lại không thể áp dụng được cách định nghĩa thứ hai.

Mọi tổ chức đều có văn hóa và những giá trị độc đáo riêng của nó. Hầu hết các tổ chức đều không tự ý thức là phải cố gắng để tạo ra một nền văn hóa nhất định của mình. Văn hóa của một tổ chức thường được tạo ra một cách vô thức, dựa trên những tiêu chuẩn của những người điều hành đứng đầu hay những người sáng lập ra tổ chức đó.

Hewlett-Packard là một công ty mà trong một thời gian dài đã ý thức về văn hóa của công ty mình và cũng đã cố gắng hết sức để duy trì nó. Văn hóa của công ty Hewlett-Packard được dựa trên:1. Sự tôn trọng đối với những người khác, 2. Tinh thần cộng đồng, 3. Tính làm việc chăm chỉ. Văn hóa này đã được phát triển và duy trì qua nhiều thế hệ quản lý và đội ngũ nhân viên của công ty. Sự phát triển và những thành công trong những năm vừa qua phần lớn có sự đóng góp của văn hóa công ty của công ty này.

Một công ty khác cũng rất thành công là Hãng hàng không Southwest, công ty này cũng đã dành nhiều tâm sức trong việc giữ gìn văn hóa nơi làm việc của mình. Hãng hàng không Southwest là hãng hàng không lớn duy nhẩt ở Mĩ mà năm nào cũng thu được lợi nhuận trong 5 năm vừa qua. Southwest cũng là một nhà tuyển dụng có uy tín tốt. Trong một bài báo do Tạp chí ACA (Hiệp hội Bồi thường Mĩ) ấn phẩm Mùa đông 1995, Herb Kelleher – Tổng giám đốc Hãng hàng không Southwest đã chỉ ra hãng này đã duy trì văn hóa công ty của họ ra sao.

“Trước hết văn hóa công ty bắt đầu với việc tuyển dụng. Chúng tôi dành rất nhiều tâm huyết cho việc tuyển dụng nhân viên. Dù cho đó là công việc gì thì chúng tôi cũng luôn tìm kiếm những mẫu người đặc biệt. Chúng tôi tìm kiếm thái độ làm việc tích cực và đương nhiên là cả những người có thái độ làm việc đó. Chúng tôi muốn có được những nhân viên có khiếu hài hước tốt, thích làm việc theo nhóm và hài lòng với những kết quả làm việc của tập thể chứ không phải thành tích cá nhân.

“Nếu bắt đầu làm việc với đúng tuýp người mà bạn muốn tuyển dụng thì dường như bạn đã có thể xây dựng nên một đội ngũ nhân viên đã được trang bị vốn văn hóa công ty mà bạn mong muốn.

“Một điều quan trọng khác là việc bạn sử dụng thời gian với những nhân viên của mình và những cách giao tiếp khác nhau khi bạn tiếp xúc với họ.Và phần lớn việc này lại phụ thuộc vào thái độ của bạn. Đôi khi chúng ta có xu hướng là mất đi cách nhìn nhận thực tế rằng thái độ, tức là cách bạn xuất hiện và cư xử, cũng chính là một dạng thức giao tiếp. Chúng tôi muốn các nhân viên của mình cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc và cũng muốn những người lãnh đạo công ty thể hiện rằng chúng tôi cũng rất tự hào về nhân viên của chúng tôi, chúng tôi quan tâm đến cá nhân từng nhân viên và cả cuộc sống bên ngoài công việc của họ, cả điều tốt lẫn điều xấu xảy ra với mỗi một nhân viên.”

Trong cả hai ví dụ trên, những người lãnh đạo đứng đầu các công ty đều đã rất cẩn trọng trong việc duy trì văn hóa công ty của họ. Những quy định và ranh giới trong hành vi cư xử đều khá rõ ràng và thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên văn hóa công ty không có tính đặc trưng bởi tôi tin là các công ty thì có những lối ứng xử văn hóa rất đa dạng. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta xem xét đến sự vận động không ngừng của con người, những nền văn hóa và các giá trị trên thế giới.

admin


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Call Now Button