Sự đa dạng về văn hóa công ty

Tháng Chín 30, 2017by admin0

Gần đây người ta đã tạo ra một vài mô hình nhằm nghiên cứu và phân loại sự đa dạng về văn hóa công ty.

1. Định hướng mang tính cá nhân đối với tập thể

Ở mức độ này các hành vi được điều chỉnh một cách hợp lý.

2. Định hướng về sự cách biệt quyền hạn

Mức độ mà ở đó những nhóm nắm quyền hạn ít hơn sẽ phải chấp nhận việc phân chia quyền hành và ở mức độ này thì sự gắn kết giữa các nhóm vẫn được duy trì.

3. Định hướng tránh sự không rõ ràng

Ở cấp độ này những nguời được tuyển dụng rất sợ sự mập mờ, tầm quan trọng tương đối của những luật lệ quy định đối với họ, việc tuyển dụng lâu dài và những bước tiến đều đặn trong nấc thang sự nghiệp.

4. Định hướng những giá trị chi phối

Bản chất của những giá trị chi phối như tính quyết đoán, sự chú trọng vào tiền bạc, vai trò rõ ràng giới, cơ cấu chính thức… đối lập với sự quan tâm đến những người khác, chú trọng vào tính chất của mối quan hệ, sự thỏa mãn trong công việc và tính linh hoạt.

5. Định hướng lâu dài đối lập với định hướng ngắn hạn

Khung thời gian được sử dụng là khung thời gian mang tính ngắn hạn (liên quan đến khuynh hướng tiêu dùng, việc giữ thể diện diện bằng việc chạy đua với nhau) đối lập với khung thời gian mang tính dài hạn (liên quan đến việc giữ gìn các mối quan hệ dựa trên địa vị, sự tiết kiệm, việc chiều theo ý muốn). Đã có một vài cuộc tranh luận về việc liệu các công ty có nên đề ra những chính sách về nhân sự và cơ cấu khen thưởng dựa trên các giá trị văn hóa hay không. Nhưng hiện nay các công ty không có xu hướng làm việc này bởi họ chỉ quan tâm đến nhưng giá trị văn hóa đã rập khuôn nhất định.

Một xu hướng phổ biến hiện nay đối với các công ty là tái tổ chức lại bộ máy công ty. Việc này đòi hỏi cả sự nỗ lực thay đổi văn hóa của công ty đó, mà thông thường là thay đổi thành văn hóa công ty mang tính định hướng tập thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố sau đây là cần thiết đối với một công ty khi tiến hành thay đổi văn hóa công ty mình: Những mục tiêu nhất quán và lâu dài; Cam kết của công ty; Sự rõ ràng về vai trò của các thành viên trong công ty; Đội ngũ lãnh đạo công ty; Trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể; Những kĩ năng và kiến thức bổ trợ; Nâng cao khả năng ứng xử bắt buộc; Quyền hạn (thực tế và được nhìn nhận); Những khen thưởng chung.

Kết quả của một vài sự phát triển trong thời gian gần đây chính là tầm quan trọng ngày càng tăng của văn hóa công ty. Hiện nay các công ty đều đang rất khuyến khích nhân viên của mình thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa, có cách nghĩ và làm như chính người chủ công ty vậy. Để đổi lại có được những lịch làm việc linh hoạt thì người ta cho là bất cứ lúc nào mọi nhân viên cũng phải luôn trong tư thế sẵn sàng làm việc. Việc không còn sự tồn tại của những cộng đồng xã hội truyền thống (như hàng xóm láng giềng) đã khiến các công ty hiện nay nhận thấy sự cần thiết phải gắn kết đội ngũ nhân viên của mình với nhau để họ cùng thuộc về một tập thể. Đồng thời các công ty này cũng khích lệ việc làm việc theo nhóm theo đội và thành lập các nhóm đội đó.
Chính vì vậy mà những người lãnh đạo công ty không nên bỏ qua vấn đề văn hóa công ty. Hơn thế nó còn phải được nêu ra trong nhiệm vụ, chiến lược và những tuyên bố về mục tiêu của công ty và cũng nên được chú trọng trong các chương trình đào tạo cũng như các hoạt động ngoại giao của công ty. Những tuyên bố đó nên bao gồm: Kinh doanh có hiệu quả kinh tế (ai cũng muốn làm việc ở các công ty ăn nên làm ra như vậy); Chấp nhận sự đa dạng trong văn hóa công ty; Khuyến khích nhân viên có thời gian nghỉ ngơi sau những giờ làm việc ( trợ cấp vừa đủ cho các hoạt động nghỉ ngơi và khuyến khích họ tận dụng thời gian đó).

admin


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Call Now Button